Giảm bất bình đẳng, đề cao công bằng xã hội

Một phần của tài liệu Bẫy thu nhập trung bình tại việt nam (Trang 42 - 44)

 Quan điểm gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội:

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có thể và cần làm tiền đề và điều kiện của nhau, tăng trưởng đến đâu tiến hành công bằng xã hội tới đó, triệt để khắc phục những tàn dư của chế độ phân phối bình quân, cào bằng. Đặc biệt không thể tách rời phát triển văn hóa với phát triển kinh tế.

 Chính sách thực hiện công bằng xã hội

Từ những quan điểm chủ trương nói trên, Đảng và Nhà nước cần cụ thể hóa mục tiêu công bẳng bình đẳng xã hội theo những chính sách trong từng lĩnh vưc từ kinh tế, chính trị đến văn hóa xã hội.

 Về chính sách chính trị, trước tiên cần quan tâm xây dựng sự đồng thuận chính trị trên cơ sở một xã hội dân chủ. Muốn vậy, cần xây dựng một nhà nước pháp quyền đảm bảo tính bền vững của các quyền dân chủ. Thực hiện cải cách chính trị, mà hạt nhân là tự do cá nhân, tức là tôn trọng các quyền cá nhân, các quyền công dân cũng như các quyền con người. Cải cách chính trị phải nhằm khẳng định và đảm bảo quyền phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội thông qua thực tiễn hóa các quyền dân chủ.

 Về chính sách dân tộc, Nhà nước cần thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách hỗ trợ và phát huy thế mạnh về tiềm năng vùng đồng bào dân tộc thiểu số cư trú gắn với kế hoạch phát triển kinh tế chung của cả nước, coi trọng việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế, vẫn rất chú ý đến tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Tiếp tục đẩy mạnh thực

43

hiện xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, quan tâm đến giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, và phấn đấu nâng dần độ đồng đều về trình độ dân trí, mức độ hưởng thụ vật chất và tinh thần, chăm lo sức khỏe, giữ gìn và phát huy giá trị của truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc…

 Về kinh tế, tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện vốn đầu tư có hạn, cần đầu tư theo thứ tự ưu tiên vào những vùng kinh tế. Những vùng trọng điểm của cả nước, vì cả nước được ưu tiên đầu tư, tạo ra những cực tăng trưởng để tác động vào sự phát triển của cả nền kinh tế, nhưng mặt khác cũng đưa đến sự chênh lệch giữa các vùng, các địa phương về tốc độ phát triển kinh tế, về khả năng tìm kiếm việc làm và thu nhập của dân cư. Theo đà phát triển của sản xuất và đầu tư gia tăng, Nhà nước cần có kế hoạch để giảm dần sự cách biệt giữa các vùng. Trong những năm trước mắt, cần đẩy mạnh thực hiện chủ trương công nghiệp hóa nông thôn, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nông thôn, tạo ra một sự phân công lao động mới trong nông thôn,phát triển thị trường nông thôn cả chiều rộng và chiều sâu bằng cách nâng cao mức thu nhập của cư dân nông thôn - một lực lượng đông đảo nhất trong xã hội hiện tại, từng bước xóa bỏ dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đặc biệt là gắn liền với tăng trưởng kinh tế mà phát triển phân phối qua quỹ phúc lợi xã hội nhằm giảm bớt chênh lệch giữa các thành viên xã hội

 Vềvăn hóa, tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào ''Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá''; gắn chặt nhiệm vụ xây dựng văn hoá với nhiệm vụ trung tâm xây dựng kinh tế, phát triển xã hội, bảo đảm hoạt động văn hoá tiến hành đồng bộ với hoạt động kinh tế, xã hội, hình thành nền tảng tinh thần vững chắc cho xã hội.

 Về chính sách xã hội, trong thời gian tới cần thực hiện chính sách xã hội đúng mục tiêu, đối tượng và hiệu quả. Phải có những điều kiện bảo đảm ở mức cần thiết để chính sách xã hội đi vào cuộc sống. Tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án có mục tiêu, hình thành các quỹ xã hội, phát huy sức mạnh của cộng đồng, của cơ sở và các tổ chức xã

44

hội, phát triển hệ thống sự nghiệp hoặc dịch vụ xã hội, nhằm mang lại cho nhân dân ta ngày càng có đời sống công bằng nhiều hơn, đầy đủ hơn, tốt đẹp hơn. Riêng về chính sách an sinh xã hội, trong thời gian tới cần tiến hành cải cách theo những hướng và tập trung vào những nội dung như: từng bước mở rộng phạm vi bao phủ của hệ thống an sinh xã hội đến toàn bộ đối tượng xã hội; nâng dần mức thụ hưởng an sinh xã hội cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; đổi mới cơ chế xác định đối tượng được hưởng an sinh xã hội; từng bước hoàn thiện cơ chế tài chính và cơ chế huy động nguồn lực cho công tác an sinh xã hội…

Một phần của tài liệu Bẫy thu nhập trung bình tại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)