Để đáp ứng hơn nữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; đặc biệt là để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngoài nước trong thời gian tới, nói chung Việt Nam cần phải sớm thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phù hợp
với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động, khoa học công nghệ)...
Thứ hai, tiếp tục cải cách hành chính hơn nữa theo cơ chế một cửa trong giải quyết
thủ tục đầu tư. Xử lý kịp thời vướng mắc trong vấn đề cấp phép điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhằm dảm bảo thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư FDI.
Thứ ba, tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất
là giao thông, cảng biển… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Thứ tư, Nhà nước cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu
của các doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn FDI nhằm đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp trong nước và giữ vững mối quan hệ thân thiện với các nước đầu tư. Đặc biệt, cần tạo được một hành lang pháp lý thống nhất, đảm bảo việc quản lý có hiệu quả đối với mọi thành phần doanh nghiệp...
Cần phải nói thêm rằng, nguồn vốn FDI chính là chìa khóa để cải tiến công nghệ nước nhà. Trong bối cảnh hiện nay, những quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, mô hình chuyển giao công nghệ phù hợp nhất là học hỏi các kiến thức công nghệ
41
phổ cập do các công ty nước ngoài truyền lại.Các công ty nước ngoài truyền đạt lại công nghệ vì họ muốn mua lại các thiết bị đã được cải tiến từ các công ty tiếp nhận công nghệ sau khi giảng dạy.Chuyển giao công nghệ theo cách này thực sự hữu dụng, tránh được việc chỉ học lý thuyết và diễn ra theo nguyên tắc “ Đôi bên cùng có lợi”.
Đối với vốn ODA, để nâng cao hiệu quả cần phát huy vai trò làm chủ quốc gia từ khâu vận động đến khâu sử dụng và khai thác dự án, lựa chọn những lĩnh vực phù hợp để vận động ODA, từ đó tối đa hoá hiệu quả và tác động lan toả của các chương trình, dự án ODA. Về công tác quản lý, nên tăng cường sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng ở các cấp vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát các chương trình, dự án để góp phần làm cho nguồn vốn này được quản lý và sử dụng một cách công khai, minh bạch, chống được thất thoát, lãng phí và tham nhũng.