Đầu tư công ở Việt Nam hiện có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Phần vốn này được Nhà nước giao cho các bộ, ngành và các địa phương, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị và chính trị - xã hội quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian qua, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề...
Câu chuyện tham nhũng, lãng phí vốn để lại một tâm lý e dè cho các nhà đầu tư, các chính phủ, các quỹ,…khi cho Việt Nam vay vốn. Tiêu biểu như vụ đình đám của Vinasin, PMU 18 (2006), đại lộ Đông Tây (2008),... Ở Việt Nam, trong giai đoạn 1990 -2000 chỉ số ICOR (tỷ lệ % vốn đầu tư bỏ ra để tạo ra một đơn vị % gia tăng GDP) là 4,1 đến giai đoạn 2001-2005 là 5. Theo tính toán của Giáo sư David Dapice của trường Đại học Harward tại cuộc Hội thảo 20 năm đổi mới của Việt Nam tại Hà Nội 15-16/6/2006 thì Việt Nam với tốc độ đầu tư cao như báo cáo thì tỷ lệ tăng trưởng phải đạt mức 9-10% thậm chí còn ước tính Việt Nam thất thoát, lãng phí đầu tư hàng năm lên đến 1 tỷ USD.
34
đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực nợ nần lên đất nước, do làm tăng nợ chính phủ, nhất là nợ nước ngoài.