Nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật – công nghệ

Một phần của tài liệu Bẫy thu nhập trung bình tại việt nam (Trang 37 - 39)

Bên cạnh việc xây dựng nguồn lao động chất lượng cao, Việt Nam cần tập trung phát triển, nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật – công nghệ để tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:

+ Trước hết, cần tận dụng nguồn tri thức của người lao động trong nước, khuyến khích sáng tạo sáng chế, tránh để xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám” khi mà rất nhiều người tài giỏi đã chuyển sang một quốc gia khác sinh sống và làm việc vì tiền lương và

38

điều kiện sống tốt hơn. Một vài biện pháp để ngăn chặn nạn chảy máu chất xám ở Việt Nam:

 Tự nâng cao nền tảng khoa học – kỹ thuật trong nước: nâng cao hệ thống cơ sở vật chất như thư viện, phòng nghiên cứu, thí nghiệm, các phương tiện truyền thông khác để đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng tạo của sinh viên

 Có các chính sách lương bổng đãi ngộ hợp lý: cấp kinh phí nghiên cứu khoa học, mua bảo hiểm có giá trị cao cho người lao động, tăng lương, thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến,... là các hình thức để giữ chân đội ngũ lao động chất lượng cao.

 Chính phủ cũng như doanh nghiệp cần có một chiến lược dài hạn để giữ chân người tài, tiến hành song song 4 yếu tổ: thu hút, tuyển dụng, hội nhập và cộng tác

 Tổ chức các chương trình giao lưu giữa các bạn du học sinh, có các trang web cung cấp các thông tin về quê nhà, cơ hội làm việc trong nước, các câu lạc bộ kết nối với các học sinh, sinh viên trong nước để họ trao đổi thông tin cho nhau làm cầu nối cho tinh thần yêu nước từ đó sẽ kéo được những du học sinh trở về sau khi học tập tại các nước sở tại.

+ Thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật của các nước tân tiến 1 cách có chọn lọc

Thời gian hiện nay, có rất nhiều các tổ chức, quốc gia nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức như FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) hay ODA (hỗ trợ phát triển chính thức)… Bên cạnh khoản tiền vốn đóng góp, các tổ chức hay quốc gia nước ngoài cũng thực hiện kèm chuyển giao công nghệ như công nghệ sản xuất, những gói nguồn lực như marketing, sales…. Nhưng điều này cũng có thể mang đến những tác động tiêu cực với nước nhận đầu tư khi công nghệ được chuyển giao là những công nghệ ở mức trung bình, thậm chí là lạc hậu chất lượng kém, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Vì vậy, trong quá trình tiếp nhận chuyển giao, cần khôn khéo chọn lọc những công nghệ phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam, tránh biến nước ta thành “bãi rác công nghệ”

39

 Có các chính sách ưu đãi đối với các công nghệ thuộc danh mục khuyến khích chuyển giao đủ mạnh để các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam. Điều này sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển giao những công nghệ tân tiến hiện đại

 Tự nâng cao trình độ nhân công trong nước để có thể tiếp thu và học hỏi những kiến thức mới từ nước ngoài

 Chọn chất lượng hơn số lượng. Cần có các biện pháp kiểm định kỹ lưỡng và kiểm soát chặt chẽ khi đưa bất cứ công nghệ nước ngoài nào áp dụng vào quá trình sản xuất trong nước, tránh để xảy ra tình trạng thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về công nghệ mà đưa những công nghệ lạc hậu vào, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Một phần của tài liệu Bẫy thu nhập trung bình tại việt nam (Trang 37 - 39)