- Nhưng đối với Phùng (đối với Nguyễn Minh Châu) Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằng sau tấm ảnh, những hình ảnh khác Đó là hình ảnh của những con người khốn
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)
đề nghị luận. (0,25 điểm)
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25điểm) điểm)
Đề 6: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, khi miêu tả gia đình thuyền chài, Nguyễn Minh Châu viết: “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.
Ở đoạn khác, ông lại viết: “Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền...Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa... lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn: “Mày chết hết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.
(Nguyễn Minh Châu – Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, trang) Từ việc cảm nhận hai đoạn văn trên, anh/ chị hãy làm nổi bật mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài, làm rõ vấn đề yêu cầu. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân(0,5 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: từ hai phát hiện của nhiếp ảnh Phùng làm nổi bật mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. (0,5 điểm)
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng, rút ra nhận xét về sáng tạo của tác giả trong tác phẩm.
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. (0,25 điểm)
* Phân tích hai tình huống:
- Phát hiện thứ 1: “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ”. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.
+ Đây là cảnh một cảnh kì diệu về chiếc thuyền ngoài xa đang thu lưới trong biển sớm mờ sương mà Phùng đã chớp được: “mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa…đang hướng mặt vào bờ” . Trong con mắt Phùng, cảnh tượng đó giống như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.
+ Vẻ đẹp giản dị và toàn bích của thiên nhiên đã đem đến cho nghệ sĩ Phùng niềm hạnh phúc tột cùng.
=> Chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong sương sớm chính là cái đẹp của nghệ thuật được con người chiêm ngưỡng ở tầm xa. (1,0 điểm)
- Phát hiện thứ 2:
“Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền...Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa... lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quất tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại
nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn: “Mày chết hết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.
+ Cảnh tượng nghiệt ngã kinh hoàng: Cảnh bạo hành trong gia đình thuyền chài xảy ra vô tình trước sự chứng kiến từ đầu đến cuối của nhà nghệ sĩ.
+ Phùng cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa, bi kịch gia đình nhà chài kia lại chính là thứ thuốc rửa quái đản lộn trái những thước phim anh đã dày công mới chụp được.
=> Phát hiện nghịch lí cuộc sống ngay sau bức tranh thiên nhiên đẹp.(1,0 điểm) * Bình luận, đánh giá ý kiến:
- Hai phát hiện của Phùng cho thấy: Đằng sau bức tranh thuyền và biển tuyệt diệu là cuộc đời đầy khắc nghiệt với những mảnh đời tội nghiệp. Từ đó tác giả làm nổi bật mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời:
+ Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí với những mảng sáng tối, xấu đẹp, thiện ác, thật giả… Quan trọng là chúng ta đừng nhầm lẫn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong, chúng ta phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống.
+ Cuộc đời chính là nơi sản sinh ra cái đẹp nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng đẹp như nghệ thuật.
+ Người nghệ sĩ trước khi sáng tạo cái đẹp cần phải biết rung động trước những buồn, vui, đau khổ của cuộc con người.
+ Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng để thưởng thức nghệ thuật thì cần phải có khoảng cách. (1,0 điểm)
* Nghệ thuật: (o,25 điểm) - Tạo tình huống hấp dẫn
- Cách kể chuyện tự nhiên
- Xây dựng nhân vật gần gũi với đời thường
d. Sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ theo cách thức riêng của bản thân để bàn luận và thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề mà đề yêu cầu (0,25 điểm)