Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập

Một phần của tài liệu CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Trang 33 - 36)

triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận...); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm):

*Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và ý nghĩa của bức ảnh nghệ thuật. (0,5 điểm)

– Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), cây bút tiên phong của văn học Việt Nam sau đổi mới. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc). Sau 1975, ngòi bút của ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

– Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (8 – 1983) in trong tập truyện cùng tên là một tác phẩm tiêu biểu của ông sau 1975. Tác phẩm ra đời trong bối cảnh đất nước thống nhất. Như các tác phẩm sau 1975, tác phẩm có xu hướng hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.

– Trong tác phẩm này Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công nhân vật nghệ sỹ Phùng, qua đó nhà văn gửi gắm quan niệm sâu sắc về phẩm chất cần có của người nghệ sỹ.

*Cảm nhận về nhân vật nghệ sỹ Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

của Nguyễn Minh Châu (2,0 điểm)

– Phùng là một nghệ sỹ say mê công việc, có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp của mình. Để có được bức ảnh ưng ý về cảnh thuyền và biển lúc bình minh, anh đã phải mất nhiều ngày “phục kích” ở vùng biển vắng.

– Phùng là nghệ sỹ nhiếp ảnh giàu cảm xúc, yêu cái đẹp: Phát hiện ra vẻ đẹp của cảnh biển buổi sớm với hình ảnh con thuyền ngư phủ đẹp như mơ, Phùng rất xúc động, bối rối, thấy trong tim như có cái gì đó bóp thắt vào, phát hiện ra cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hộn, phát hiện ra cái đẹp chính là đạo đức.

– Phùng là người giàu tình yêu thương con người, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu. Thấy người đàn bà hàng chài bị đánh, anh đã lao tới can thiệp và sau đó tìm cách giúp đỡ chị.

– Phùng là kiểu nhân vật tự ý thức: Phùng tự ý thức về mình, đồng thời anh còn luôn có ý thức về nghề để vươn tới đỉnh cao của sang tạo nghệ thuật. Đó là lí do vì sao mỗi lần ngắm lại kiệt tác nghệ thuật của mình, Phùng luôn nhìn thấy những bí ẩn tuyệt vời của cái đẹp.

– Nghệ thuật khắc họa nhân vật Phùng:

+ Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo để nhân vật tự bộc lộ. + Phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, sắc sảo.

*Liên hệ với bài thơ Hầu trời của Tản Đà để rút ra nhận xét về quan niệm về người nghệ sỹ chân chính của các tác giả. (1,0 điểm)

Quan niệm về người nghệ sĩ chân chính của Tản Đà Bài thơ Hầu trời thể hiện rõ nét cái tôi phóng túng, ngông nghênh và khát khao khẳng định mình giữa cuộc đời của thi sĩ Tản Đà. Trong bài thơ, Tản Đà cũng gửi gắm quan niệm tích cực về người nghệ sĩ:

+ Theo Tản Đà, người nghệ sĩ phải có tài năng nghệ thuật, có thể sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ, đem lại niềm vui thích cho con người: Văn dài hơi tốt ra cung mây!/ Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay/ Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi/ Hằng Nga, Chúc Nữ chau đôi mày/ Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng/ Đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay.

+ Đề cao thiên chức của người nghệ sĩ là người mang thiên lương đến cho cuộc đời và con người. Cho dù cuộc sống của người nghệ sĩ còn thiếu thốn nhưng họ luôn giữ được một tấm lòng thiện lương tốt đẹp: Trời rằng:Không phải là Trời đày/ Trời định sai con một việc này/ Là việc thiên lương của nhân loại/ Cho con xuống thuật cùng đời hay.

– Nhận xét:

+ Cả Nguyễn Minh Châu và Tản Đà đều đánh giá cao thiên chức của người nghệ sĩ là sáng tạo cái đẹp, đem cái đẹp, cái thiện đến với cuộc đời. Họ đều quan niệm người nghệ sĩ phải là người có tài năng, tâm huyết, có tâm hồn nhạy cảm yêu cái đẹp, giàu rung động trước cái đẹp.

+ Nét riêng trong quan niệm người nghệ sĩ của Tản Đà là cốt cách hiên ngang, phóng túng, kiêu bạc, cậy tài, thị tài nhưng vẫn gắn bó sâu nặng với non sông và dân tộc. Nét riêng trong quan niệm người nghệ sĩ của Nguyễn Minh Châu là trách nhiệm với cuộc đời, luôn trăn trở suy tư về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Ông cho rằng, tác phẩm nghệ thuật thành công là phải chứa đựng ở trong nó cả nỗi đau và vẻ đẹp của thân phận con người; và người nghệ sĩ chân chính phải luôn cất lên tiếng nói vì con người.

*Đánh giá chung: Thành công của hai hình tượng nghệ thuật trong hai tác phẩm. Đem lại cho người đọc cái nhìn toàn diện và đầy đủ về người nghệ sĩ chân chính ở mọi thời đại.

d. Sáng tạo (0,5 điểm)

Đề 4: Khép lại tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu viết:“Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông …”.

(Sách Ngữ văn 12- tập 2, trang 78, NXB Giáo dục, năm 2011)

Hãy phân tích ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng ở đoạn văn trên để thấy quan niệm của tác giả về nghệ thuật. Theo anh chị quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và Nam Cao qua tác phẩm Chí Phèo có gặp gỡ nhau không?

Một phần của tài liệu CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w