Các giải pháp thực hiện đề án.

Một phần của tài liệu Quan điểm macxit về con người và việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Bảo hiểm xã hội (Trang 32 - 35)

2.4.1- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, tập huấn về trình độ và kỹ năng cho đội ngũ viên chức ngành BHXH.

Cần tang cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng cho đội ngũ viên

chức BHXH một cách kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao.

Phải đổi mới nộ dung, hình thức và chương trình đào tạo theo hướng chuyển từ đào tạo, bồi dưỡng cơ bản như hiện nay sang đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện về kỹ năng quản lý và phương pháp làm việc xuất phát từ nhu cầu của người học, nhu cầu công việc; tang cường mở các lớp tập huấn, hội thảo, huy động sự tham gia tích cực của các học viên trong suốt quá trình học tập vì trước đây ta thấy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn chung chung cho tất cả cán bộ viên chức nên nặng về lý thuyết, các kỹ năng quản lý, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng tin học văn phòng chỉ được đề cập ở mức độ tổng quát, cơ bản nên tuy được đào tạo nhưng viên chức BHXH vẫn bất cập về kỹ năng và phương pháp làm việc.

2.4.2- Đổi mới phương thức tuyển dụng, quy hoạch và bố trí và luân chuyển.

Trong công tác tuyển dụng, quy hoạch và bố trí, luân chuyển cán bộ cần công khai minh bạch, làm một cách thường xuyên, lựa chọn đúng những người có năng lực thật sự, phù hợp với công việc được giao.

Kiên quyết loại bỏ những người chạy theo bằng cấp, quen biết nhưng làm việc không hiệu quả.

Cần điều tra, khảo sát, đánh giá lại nhu cầu thực của các Phòng, BHXH các huyện để có cơ sở xây dựng đề án quy hoạch cán bộ viên chức của Ngành.

Hàng năm cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác tuyển dụng, quy hoạch bố trí cán bộ viên chức để có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

Ngoài ra, trong công tác tuyển dụng cần có chính sách ưu tiên cán bộ viên chức trẻ, người địa phương, nhiệt tình, năng nổ để có thể sớm nắm bắt công việc, đáp ứng yêu cầu được giao.

Cần phải có kế hoạch luân chuyển viên chức theo định kỳ, tránh tình trạng một viên chức công tác cùng một vị trí, cùng một địa phương dễ dẫn đến nhũng nhiễu, tiêu cực.

Xây dựng hệ thống chức danh tiêu chuẩn, vị trí việc làm trên cơ sở đó đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho phù hợp với vị trí việc làm và là căn cứ để phân công nhiệm vụ, đánh giá việc thực thi công vụ, đối mới phương thức đánh giá, bổ nhiệm cán bộ quản lý bảo đảm minh bạch khách quan; định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức ở cơ sở để chấn chỉnh kịp thời những sai sót nghiệp vụ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đảm nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tăng cường công tác giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần tích cực vào sự nghiệp đảm bảo an sinh xã hội.

2.4.3- Nâng cao hiệu quả việc đánh giá viên chức hàng năm

Cần phải có cái nhìn, nhận thức mới về đánh giá công chức, viên chức hang năm. Việc này phải được thực hiện trên cơ sở dân chủ, công khai, dực vào những tiêu chí, mức độ hoàn thành nhiệm vụ cụ thể, tránh dựa vào những đánh giá mang tính cảm quan.

Trong quá trình đánh giá viên chức cần đề cao tính trung thực của viên chức khi tự đánh giá, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể đối với hoạt động của viên chức.

2.4.4- Tăng cường kiểm tra, giám sát đội ngũ viên chức BHXH trong quá trình thực thi công vụ.

Cần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động, các mối quan hệ xã hội, sinh hoạt đời thường của cán bộ viên chức, xem nhiệm vụ này là nhiệm vụ thường xuyên, lien tục của công

tác xây dựng đảng, xây dựng chính quyền, góp phần ngăn ngừa kịp thời những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực có thể xảy ra.

Mỗi Phòng nghiệp vụ, các BHXH huyện thị cần xây dựng chặt chẻ quy chế, nội quy làm việc, thường xuyên tiến hành kiểm tra công vụ nhằm đảm bảo kỹ cương, kỹ luật, nề nếp sinh hoạt của cơ quan.

2.4.5- Nâng cao tinh thần và thái độ làm việc và ý thức của viên chức.

Cần quan tâm giáo dục về chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ viên chức gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó cũng phải giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật, tập trung vào việc phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Cần xây dựng được ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trên cơ sở công việc được phân công một cách rõ rang. Mỗi viên chức phải xem mình là cof6ng bộc của dân, hướng dẫn tận tình, chu đáo, thân thiện, không để người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch mang tính hành chính, phải đi lại nhiều lần, gây khó khăn, phiền hà cho họ.

Kịp thời khen thưởng, có các hình thức kỹ luật những viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công hoặc có thái độ chểnh mãng, bê trễ, không đảm bảo yêu cầu công việc, gây thắc mắc nghi ngờ của nhân dân.

Phải tích cực cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý BHXH, đổi mới phong cách phục vụ chuyển từ hành chính sang phục vụ, tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức, cá nhân tiếp cận với BHXH, BHYT, BHTN, đồng thời giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục BHXH, BHYT,BHTN; da dạng hóa các hình thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH; BHYT, BHTN, mở rộng mạng lưới tổ chức dịch vụ phục vụ thuận lợi đối với cá nhân, tổ chức khi giao dịch BHXH, BHYT, BHTN.

Một phần của tài liệu Quan điểm macxit về con người và việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Bảo hiểm xã hội (Trang 32 - 35)