Khảo sát nồng độ dung môi rửa giải

Một phần của tài liệu TẠ THỊ MAI HẠNH ỨNG DỤNG NHỰA MACROPOROUS TRONG làm GIÀU CATECHIN CHÈ XANH (camellia sinensis l ) KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dƣợc sĩ (Trang 35 - 36)

Để lựa chọn nồng độ dung môi tối ƣu cho quá trình rửa giải, tiến hành thí nghiệm nhƣ ở mục 2.3.4.4 , thu đƣợc kết quả nhƣ ở bảng 3.6

Bảng 3.6 Kết quả sự phản hấp phụ EGCG phụ tại các nồng độ ethanol

Nồng độ ethanol (%) Nồng độ EGCG (µg/ml) Khối lƣợng cắn thu đƣợc (mg) Hàm lƣợng EGCG (%) 15 149,76 13,25 5,65 30 212,21 14,50 7,31 45 185,01 15,75 5,87 60 169,12 15,00 5,63 75 167,66 13,25 6,32 96 153,09 21,25 3,60

Nhận xét: Dựa vào kết quả ở bảng 3.6 thấy rằng nồng độ EGCG trong dịch phản hấp phụ cao nhất (212,21 µg/ml) khi nồng độ ethanol rửa giải là 30%. Khi bắt đầu tăng nồng độ dung dịch ethanol từ 15% lên 30%, nồng độ EGCG thu đƣợc cũng tăng dần lên đến 212,21 µg/ml sau đó giảm dần ở những nồng độ tiếp theo. Nhƣ vậy, khả năng phản hấp phụ của EGCG cũng nhƣ catechin đạt đỉnh khi nồng độ ethanol rửa giải là 30%. Kết quả trên có thể giải thích rằng, ở nồng độ ethanol loãng, các liên kết hydro giữa EGCG cũng nhƣ các catechin khác với bề mặt hạt nhựa chƣa bị phá vỡ hoàn toàn nên nồng độ hoạt chất trong dịch phản hấp phụ còn thấp (149,76 µg/ml). Tuy nhiên khi tăng dần nồng độ ethanol từ 30% đến 96%, nồng độ EGCG thu đƣợc lại giảm dần. Điều này có thể là do, ở nồng độ ethanol càng cao, khả năng hòa tan các tạp chất dễ tan trong cồn nhƣ cafein, polysarcharide càng lớn. Do vậy, khả năng phản hấp phụ của

28

các catechin vào dung dịch ethanol cũng có thể bị ảnh hƣởng và giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên khi theo dõi lƣợng cắn thì thấy rằng, hàm lƣợng EGCG trong cắn thu đƣợc ở các nồng độ ethanol khác nhau thì không có sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, để hiệu suất thu hồi các catechin là cao nhất chọn nồng độ ethanol rửa giải là 30%.

Một phần của tài liệu TẠ THỊ MAI HẠNH ỨNG DỤNG NHỰA MACROPOROUS TRONG làm GIÀU CATECHIN CHÈ XANH (camellia sinensis l ) KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dƣợc sĩ (Trang 35 - 36)