Nhóm kiến nghị cho NHNN với tư cách là đơn vị quản lý thị trường giao

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam TT (Trang 42 - 46)

dịch phái sinh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam

Thứ nhất, cần chú trọng tới việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thống nhất về

nghiệp vụ tài chính phái sinh và phái sinh tín dụng cho các NHTM.

Thứ hai, để thị trường phái sinh tín dụng phát triển thì một trong số các tiền đề

quan trọng là đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán bởi thị trường chứng khoán là kênh chủ chốt trong hoạt động các giao dịch phái sinh.

38

Thứ ba, hoàn thiện những quy định về tài chính, kế toán liên quan đến giao dịch

mua bán hợp đồng tài chính phái sinh tín dụng bởi các hợp đồng phái sinh này cần phải được chuẩn hóa.

39

PHẦN KẾT LUẬN

Trong phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án, tác giả đã thực hiện được các vấn đề sau:

Thứ nhất, luận án đã tổng hợp các vấn đề lý luận thuộc nội dung quản lý rủi ro

danh mục cho vay của NHTM bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro. Với các nội dung này, luận án đã hệ thống hoá thành các nhóm vấn đề, nhóm phương pháp và nhóm công cụ giúp cho các NHTM có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn sử dụng trên thực tiễn.

Thứ hai, luận án đã đưa ra các kinh nghiệm thực hiện quản lý rủi ro danh mục

cho vay về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro tại các NHTM ở bốn quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kì. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm này, luận án đã đưa ra hệ thống giải pháp để hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay đối với các NHTM Việt Nam.

Thứ ba, luận án đã khái quát thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nhận diện

rủi ro, đo lường rủi ro và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam thông qua mẫu nghiên cứu gồm 16 NHTM chia thành hai nhóm có sự khác biệt về trình độ và năng lực quản lý rủi ro tín dụng. Đây là cơ sở thực tiễn để luận án đánh giá thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam, đồng thời có sự so sánh giữa hai nhóm NHTM và đối chiếu với các chuẩn mực quốc tế, qua đó giúp đưa ra đánh giá về kết quả đạt được cũng như những hạn chế và tồn tại trong quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam hiện nay. Để đưa ra được các đánh giá này, luận án vận dụng hai phương pháp chính là khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu chuyên gia.

Thứ tư, dựa trên các đánh giá về thực trạng ở trên, luận án đã đưa ra hệ thống giải

pháp và kiến nghị về các nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay đối với các NHTM Việt Nam và NHNN - với vai trò điều hành, quản lý vĩ mô các NHTM trong hệ thống. Đặc biệt trong nội dung này, luận án vận dụng phương pháp mô phỏng hoá vấn đề nghiên cứu bằng việc sử dụng hai phương pháp là FIRB và Credit Metrics để mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay của NHTM. Điều

40

này giúp cho các NHTM Việt Nam có cách tiếp cận rõ ràng hơn và từ đó vận dụng phù hợp hơn các giải pháp, kiến nghị được đưa ra.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, luận án vẫn còn một số hạn chế như sau:

Một là, luận án chưa bao quát toàn diện được đầy đủ các nội dung của quản lý rủi

ro danh mục cho vay. Do phạm vi nghiên cứu nên một số nội dung chưa được thực hiện trong luận án này như: chính sách quản lý rủi ro, khẩu vị rủi ro, giám sát và đánh giá kết quả quản lý rủi ro danh mục cho vay.

Hai là, do hạn chế về dữ liệu và thông tin thu thập được nên luận án chưa đánh

giá đầy đủ thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại tất cả các NHTM trong hệ thống. Mẫu nghiên cứu trong luận án chỉ bao gồm 16 NHTM Việt Nam được lựa chọn.

Ba là, hai phương pháp được luận án sử dụng để mô phỏng đo lường rủi ro danh

mục cho vay là FIRB và Credit Metrics cần sử dụng các giả thiết, điều này có thể chưa phù hợp trong mọi bối cảnh trên thực tế hoạt động tín dụng của NHTM. Hơn nữa, với hạn chế khi thu thập dữ liệu chi tiết về danh mục cho vay của NHTM, cùng với hạn chế về phần mềm sử dụng, việc mô phỏng này chỉ thực hiện được trên các danh mục cho vay được giả định của NHTM với số lượng khoản vay không quá lớn. Do vậy kết quả tính toán được về mức độ rủi ro danh mục cho vay trong mô phỏng không mang ý nghĩa phản ánh thực trạng, tuy nhiên đây là những gợi ý về cách thức vận dụng các mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay trên thực tiễn tại các NHTM./.

41

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Bích Ngân (2014). Đánh giá tính dễ tổn thương của các Ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp định giá quyền chọn của Merton.

Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, Số 144 tháng 5, trang 43-49.

2. Nguyễn Bích Ngân và Nguyễn Thanh Tùng (2014). Đánh giá rủi ro của một số ngân hàng thương mại cổ phần sau mua bán và sáp nhập. Tạp chí Hỗ trợ

phát triển, Số 98 tháng 10, trang 30-33.

3. Luyen Nguyen, Dung Tran, Ngan Nguyen and Nhan Nguyen (2015). Building on the countercyclical buffer consensus: Asian empirical test. SEACEN

working paper, Project of “Building on the countercyclical buffer consensus: An

empirical test”, trang 309-338.

4. Nguyễn Bích Ngân (2016). Luận bàn về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nghiệp vụ mua bán nợ của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Tạp chí

Ngân hàng, Số 20 tháng 10, trang 33-35.

5. Nguyễn Bích Ngân (2017). Xây dựng mô hình dự báo rủi ro tín dụng với nhóm khách hàng doanh nghiệp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp

chí Ngân hàng, Số 18 tháng 09, trang 34-40.

6. Ngan Bich Nguyen (2017). The Price Discovery Mechanism between Sovereign Bond and Sovereign CDS Market: Studies in Selected Countries.

Asian Journal of Finance & Accounting, 9 (2), trang 270-286.

7. Ngan Bich Nguyen (2019). The Vulnerability of Vietnamese Commercial Banks from Merton’s Approach. International Journal of Management and

Applied Science, 5(11), trang 42-46.

8. Nguyễn Bích Ngân (2020). Đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, Số 19 tháng 10, trang 11-17.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam TT (Trang 42 - 46)