Giải pháp cho các NHTM Việt Nam nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro danh

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam TT (Trang 36 - 41)

danh mục cho vay

4.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Cơ sở đề xuất giải pháp

Các giải pháp để hoàn thiện cơ chế này được đưa ra dựa trên lý thuyết về nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II cũng như kinh nghiệm của ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB), ngân hàng Citibank - Hoa Kì và các NHTM Nhật Bản được chỉ ra tại chương 2.

Nội dung giải pháp

Một là, các chính sách, quy định nội bộ của NHTM cần đưa ra rõ ràng và nhất

quán về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện quản lý rủi ro tín dụng của từng bộ phận: các đơn vị kinh doanh, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận kiểm soát nội bộ.

32

Hai là, bản thân mọi bộ phận trong NHTM cần xây dựng cho mình “văn hoá về

quản lý rủi ro”.

4.2.2. Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay

Cơ sở đề xuất giải pháp

Dựa trên kinh nghiệm học hỏi tại các NHTM Nhật Bản và ngân hàng Citibank - Hoa Kì như đã chỉ ra tại chương 2, cùng với các hạn chế đã nêu ra tại chương 3 trong việc áp dụng EWS để nhận diện rủi ro tín dụng trên thực tế tại các NHTM Việt Nam.

Nội dung giải pháp

Các NHTM cần hoàn thiện hệ thống này theo hướng đa dạng hơn các chỉ số dùng trong cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, đặc biệt các chỉ số dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp, đồng thời cần sử dụng nhiều hơn các chỉ số có thể tính toán tự động và cập nhật được theo tình hình tài chính của khách hàng liên tục theo thời gian.

4.2.3. Về đo lường rủi ro danh mục cho vay

Cơ sở đề xuất giải pháp

Các giải pháp về đo lường rủi ro danh mục cho vay được tác giả đưa ra theo từng nhóm NHTM do có sự khác nhau lớn trong trình độ phát triển các phương pháp lượng hoá rủi ro tại các nhóm NHTM này như chương 3 đã làm rõ. Việc hoàn thiện các phương pháp đo lường được đưa ra dựa trên yêu cầu về nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II và nền tảng lý thuyết của từng phương pháp như được trình bày tại chương 2, kết hợp kinh nghiệm của ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB), các quy định pháp lý của NHNN cũng như điều kiện hiện tại của các NHTM.

Nội dung giải pháp

Nhóm khuyến nghị chung cho các NHTM

(i) Về sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của

Basel 2

33

quan rủi ro vỡ nợ giữa các khản vay vào trong việc tính toán.

Thứ hai, NHTM cần chứng tỏ được rằng hệ thống đánh giá nội bộ đã tuân thủ

các yêu cầu tối thiểu và có thể tin cậy được. Để làm được điều này, NHTM cần thực hiện các công việc để cải thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình.

Thứ ba,các ngân hàng áp dụng phương pháp SA hoặc IRB phải thường xuyên

so sánh tỷ lệ PD, LGD, EAD thực tế với con số dự tính tại từng bậc xếp hạng và cần có chứng minh rằng tỷ lệ PD thực tế nằm trong phạm vi dự kiến cho bậc xếp hạng đó.

Tác giả tiến hành mô phỏng việc thực hiện đo lường rủi ro danh mục cho vay tại NHTM theo phương pháp FIRB của Basel II:

Việc lượng hoá rủi ro theo phương pháp này được thực hiện qua 3 bước, với 5 giả định trên danh mục cho vay gồm 100 khoản vay có PD theo hạng tín dụng từ gợi ý của S&P (2019), EAD = 10 tỷ VND, LGD = 0,5 và hệ số tương quan vỡ nợ 𝜌 = 0,15. Sử dụng phần mềm R cho kết quả về phân phối giá trị tổn thất của danh mục cho vay nói trên (C-VaR) với độ tin cậy 99,9% qua 100000 lần lặp như sau:

Biểu đồ 4.1: Phân phối giá trị tổn thất của danh mục cho vay theo phương pháp FIRB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tác giả

34

(ii) Về sử dụng phương pháp KRIs

Phương pháp chỉ số hay các phương pháp đo lường rủi ro danh mục cho vay trong quá khứ khác đều dựa theo bộ dữ liệu lịch sử trên danh mục cho vay để đánh giá. Như vậy yếu tố tiên quyết để đưa ra kết quả đánh giá rủi ro chính xác là chất lượng và độ lớn của nguồn dữ liệu sẵn có. Bên cạnh đó, NHTM cần luôn chú trọng tới cải tiến công nghệ phần mềm sử dụng trong đánh giá, đào tạo đội ngũ nhân sự thực hiện công việc đánh giá này.

(iii) Về sử dụng các phương pháp dự báo chất lượng danh mục cho vay trong tương lai

Trong bối cảnh hoạt động ngân hàng hiện đại với tính phức tạp và rủi ro gia tăng trong hoạt động tín dụng, các NHTM Việt Nam cần áp dụng các mô hình định lượng để đo lường và dự báo rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay.

Tác giả tiến hành mô phỏng việc thực hiện đo lường rủi ro danh mục cho vay tại NHTM theo phương pháp Credit Metrics:

Việc lượng hoá rủi ro theo phương pháp này được thực hiện qua 8 bước, với 4 giả thiết trên danh mục cho vay gồm 4 khoản vay thuộc bốn ngành nghề là: nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng , thương mại dịch vụ. Sử dụng phần mềm R cho kết quả về phân phối giá trị tổn thất trên danh mục qua 100000 lần lặp như sau:

Biểu đồ 4.2: Phân phối giá trị tổn thất của danh mục cho vay theo phương pháp Credit Metrics

Nguồn: Tác giả

35

trên không có tổn thất tín dụng. Với các tần suất xảy ra tổn thất tín dụng còn lại, mức tổn thất lớn nhất mà danh mục trên phải đối mặt là 480 triệu đồng với tần suất xảy ra rất nhỏ và mức tổn thất xảy ra với tần suất lớn nhất (hơn 15000 lần) là 300 triệu đồng.

Nhóm khuyến nghị cho các NHTM thí điểm thực hiện Basel 2

Các NHTM này vẫn cần thực hiện thêm những nội dung như sau:

Một là, các NHTM cần chú trọng đào tạo chất lượng cán bộ liên quan đến hoạt

động tín dụng.

Hai là, thiết kế của hệ thống thông tin sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của mô

hình đánh giá rủi ro tín dụng được ngân hàng lựa chọn.

Nhóm khuyến nghị cho các NHTM còn lại

Các khuyến nghị chung cho nhóm ngân hàng này là từng bước tiếp cận các mô hình đo lường rủi ro tín dụng tiên tiến cũng như chuẩn bị các tiền đề cần thiết để thực hiện, cụ thể như sau:

Một là, việc lựa chọn phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng phụ thuộc vào phần

lớn khả năng thu thập dữ liệu và đặc tính của các danh mục cho vay của mỗi NHTM.

Hai là, các NHTM có thể tự mình hoặc tham gia kết hợp với Trung tâm Thông

tin tín dụng (CIC) xây dựng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng.

Ba là, hệ thống công nghệ thông tin của các NHTM cần được nâng cấp, chuẩn

hóa để có hỗ trợ tốt hơn cho công tác tín dụng, tiến tới mức theo dõi rủi ro tín dụng của toàn hệ thống một cách tức thời.

Bốn là, các NHTM cần dung hoà giữa việc quản lý rủi ro tín dụng thận trọng đi

đôi với cắt giảm lượng cho vay và mức sinh lời của ngân hàng.

4.2.4. Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay

Cơ sở đề xuất giải pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay được luận án đưa ra dựa trên các đánh giá về tồn tại và hạn chế trong sử dụng các công cụ này tại các NHTM Việt Nam trong chương 3, dựa trên kinh nghiệm học hỏi từ Ngân

36

hàng Phát triển Hàn Quốc KDB và ngân hàng Citibank – Hoa Kì, kết hợp tham khảo ý kiến phỏng vấn các chuyên gia tại khảo sát, đồng thời đối chiếu với các nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng và các chuẩn mực về quản lý rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của Basel.

Nội dung giải pháp

Về quản lý rủi ro với từng khoản vay trong danh mục

Thứ nhất, về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cần nâng cao chất lượng thông

tin đầu vào. Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá.

Thứ hai, về quản lý chất lượng khoản vay, cần tăng cường quản lý và giám sát

trước và sau giải ngân và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng…

Về đa dạng hoá danh mục cho vay

Một nội dung quan trọng khi thực hiện đa dạng hoá danh mục cho vay là cần xác định được một cơ cấu tín dụng mà ở đó mức độ rủi ro là tương xứng với khả năng quản trị rủi ro. Ngoài ra, để thực hiện kiểm soát tốt về rủi ro tập trung danh mục, các NHTM cần tuân thủ nghiêm túc và chặt chẽ các hạn mức cho vay được đưa ra cho từng phân khúc khách hàng hoặc sản phẩm vay

Về nghiệp vụ mua bán nợ

Để phát triển công cụ mua bán nợ trong quản lý rủi ro danh mục cho vay thì việc phát triển thị trường mua bán các khoản nợ có rủi ro cao (thường được xem như các khoản nợ xấu) cần được chú trọng phát triển.

Về sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng

Thứ nhất, cần đầu tư xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại trong NHTM bởi để

hình thành và phát triển nghiệp vụ phái sinh đòi hỏi các NHTM cần có đầu tư nhất định về hiện đại hóa công nghệ thông tin.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và

thông tin hiểu biết về sản phẩm phái sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam TT (Trang 36 - 41)