Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam TT (Trang 27 - 29)

Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Thứ nhất về dạng mô hình tổ chức, qua kinh nghiệm của hầu hết các NHTM được nghiên cứu như Citibank Hoa Kì hay các NHTM tại Nhật Bản cho thấy, mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung được lựa chọn để quản lý rủi ro danh mục cho vay.

Thứ hai về vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, kinh nghiệm như đã chỉ ra tại ngân hàng KDB là phù hợp với lý thuyết rằng việc duy trì bộ phận kiểm soát nội bộ độc lập giúp tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của quản lý rủi ro tín dụng. Bộ phận này nên được kết cấu thành một nhánh riêng trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Uỷ ban quản lý rủi ro hoặc Hội đồng quản trị.

Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay

Về các thông tin sử dụng trong nhận diện rủi ro danh mục cho vay, kinh nghiệm của các NHTM tại Nhật Bản cho thấy hệ thống nhận diện sớm rủi ro tín dụng của ngân hàng cần phải tính tới cả ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nguồn thông tin về các khoản vay trong danh mục phục vụ nhận diện rủi ro tín dụng, việc sử dụng các nguồn thông

23

tin từ một trung tâm cung cấp thông tin tín dụng thống nhất của cả hệ thống NHTM được chứng minh là có hiệu quả như kinh nghiệm tại Bangkok Bank.

Về đo lường rủi ro danh mục cho vay

Lộ trình về sáu giai đoạn thực hiện đo lường rủi ro tín dụng theo hướng hiện đại mà Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc KDB đang thực hiện là một gợi ý hữu ích cho các NHTM Việt Nam.

Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay

Kinh nghiệm của nhiều NHTM như Citibank Hoa Kì hay Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc KDB đã nhấn mạnh vai trò của công cụ hạn mức và giới hạn tín dụng trong quản lý rủi ro tín dụng trên phạm vi danh mục cho vay. Thêm vào đó, từ kinh nghiệm của Citibank Hoa Kì cho thấy, quản lý rủi ro danh mục cho vay nên được thực hiện thông qua sự phối kết hợp của nhiều nhóm biện pháp: (i) quản lý rủi ro tín dụng trên từng khoản vay trong danh mục; (ii) tuân thủ chặt chẽ quy định về các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay; (iii) sử dụng công cụ tài chính hiện đại như chứng khoán hóa nhằm tái cơ cấu và giảm rủi ro trên danh mục cho vay.

24

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam TT (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)