Xác định sức mạnh hiện tại và tiềm ẩn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị Marketing – Bài 4: Phân tích thị trường, hành vi khách hàng và lựa chọn thị trường mục tiêu (Trang 35 - 38)

Tầm quan trọng của quan điểm marketing dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp, và thực tế đánh giá sức mạnh (hay điểm yếu) của doanh nghiệp là căn cứ trực tiếp để lựa chọn thị trường mục tiêu. Vấn đề mà nhà quản trị marketing cần cân nhắc là các nguồn lực, khả năng, năng lực có thể triển khai như thế nào ở một thị trường hoặc đoạn thị trường cụ thể (sơ đồ 4.8.). Sức mạnh của doanh nghiệp cần đánh giá theo các vấn đề sau: (1) Vị trí thị trường hiện tại của doanh nghiệp; (2) Vị trí công nghệ và kinh tế của doanh nghiệp; (3) Năng lực của doanh nghiệp.

Vị trí thị trường hiện tại

Đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp ở một thị trường hoặc đoạn thị trường cụ thể cần phân tích:

o Thị phần tương đối. Ở thị trường mà công ty chọn làm thị trường mục tiêu, thị phần có hai chức năng chính. Thứ nhất, nó hoạt động như một phong vũ biểu phản ánh việc công ty đang phục vụ thị trường như thế nào; thị phần lớn sẽ chỉ ra kết quả phục vụ nhu cầu khách hàng tốt hơn. Thứ hai, thị phần có thể tạo lợi thế cho việc thâm nhập thị trường hơn nữa; các thương hiệu chiếm thị phần cao chắc chắn có mức độ nhận biết của khách hàng cao và phân phối rộng rãi. Thị phần là tài sản marketing ban đầu có thể được sử dụng để phát triển vị trí của công ty hơn nữa.

o Tỷ lệ thay đổi của thị phần. Thị phần tuyệt đối bản thân nó có thể phản ánh sức mạnh của công ty; việc tăng thị phần nhanh chóng cũng tương tự như vậy. Thị phần tăng nhanh thể hiện khả năng doanh nghiệp phục vụ thị trường tốt hơn, các đối thủ cạnh tranh đang mất thị phần.

Sơđồ 4.8. Các nhân tốảnh hưởng đến sức mạnh của doanh nghiệp

o Các nguồn lực marketing có thể khai thác (tài sản và năng lực). Nhà quản trị marketing phải xác định và khai thác được các nguồn lực marketing của doanh nghiệp. Trong các thị trường mục tiêu nơi tài sản và năng lực marketing có tiềm năng khai thác tốt (ví dụ: hình ảnh phù hợp, thương hiệu, mạng lưới phân phối, các quan hệ khách hàng…) công ty có sức mạnh tiềm năng từ những gì họ đã xây dựng. Cần chú ý xem xét những nguồn lực này ảnh hưởng như thế nào tới sức mạnh của doanh nghiệp trong việc phục vụ các đoạn thị trường cụ thể. Ví dụ, nguồn lực là sức mạnh với một đoạn thị trường mục tiêu này có thể lại là điểm yếu với một đoạn thị trường khác.

o Sản phẩm và dịch vụ có giá trị với khách hàng và độc đáo. Trong các thị trường tiềm năng, nơi mà một công ty có các sản phẩm/dịch vụ vượt trội, khác biệt có giá trị cho khách hàng, sẽ có tiềm năng cho việc tạo ra vị trí cạnh tranh mạnh hơn. Tương tự, lợi thế cạnh tranh dựa trên mức giá thấp chắc chắn sẽ hấp

Vị trí hiện tại

Thị phần tương đối; sự thay đổi thị phần; Các

nguồn lực có thể sử dụng; các sản phẩm chào

bán có giá trị cho khách hàng và độc đáo.

Vị trí về công nghệ và kinh tế Chi phí tương đối; sử dụng năng lực; công nghệ. Hồ sơ năng lực Sức mạnh và chiều sâu quản lý; sức mạnh marketing; liên kết dọc trước và sau.

dẫn các đoạn thị trường nhạy cảm về giá, nhưng không thể hấp dẫn đối với các đoạn thị trường quan tâm đến chất lượng.

Vị trí kinh tế và công nghệ

Nhà quản trị marketing cần đánh giá về nguồn lực, đặc tính kinh tế và công nghệ tương đối của doanh nghiệp.

o Chi phí sản xuất và marketing. Cấu trúc chi phí của công ty liên quan đến đối thủ cạnh tranh đó được coi như một tài sản marketing. Chi phí sản xuất và marketing tương đối thấp – nhờ dẫn đầu công nghệ, khai thác sự kết hợp giữa kinh nghiệm và hiệu quả quy mô – tạo ra lợi thế tài chính cho công ty trong một thị trường cụ thể.

o Khả năng sử dụng thiết bị và vị thế về công nghệ. Có lợi thế trong khai thác công nghệ một lần nữa tạo ra sức mạnh lớn hơn cho các công ty trong việc phục vụ thị trường. Đó có thể hoặc phải là lợi thế dẫn đầu công nghệ. Trong một một số thị trường, một giải pháp công nghệ thấp

hơn có thể phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn những giải pháp ưu việt. Một lần nữa, điều cốt yếu là gắn kết công nghệ với vấn đề hoặc yêu cầu của khách hàng.

Năng lực kinh nghiệm

Nhóm yếu tố quan trọng thứ ba ảnh hưởng tới sức mạnh cạnh tranh là các nguồn lực có thể sử dụng để phục vụ thị trường như:

o Năng lực quản lý. Một tài sản quan trọng, sau đó là sức mạnh tiềm năng của bất cứ công ty nào là nguồn nhân lực, đặc biệt là năng lực quản lý theo chiều rộng và chiều sâu. Các kỹ năng và khả năng của nhân viên trong một tổ chức là sức mạnh ngầm, từ đó công ty có thể khai thác các cơ hội thị trường. Trong các tổ chức dịch vụ (như các công ty tư vấn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe…) thường tập trung nâng cao kỹ năng của các nhà quản lý làm việc trực tiếp với khách hàng.

o Sức mạnh marketing. Sức mạnh marketing bắt nguồn từ kinh nghiệm và sự kết hợp với các sản phẩm khác. Các công ty ban đầu hoạt động trên thị trường hàng tiêu dùng cá nhân thường tin rằng họ có kỹ năng marketing vượt trội hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong các thị trường hàng công nghiệp. Họ có thể sử dụng các kỹ năng marketing hàng hóa tiêu dùng cho thị trường hàng công nghiệp. Tuy nhiên, kinh nghiệm khi truyền từ lĩnh vực kinh doanh này sang lĩnh vực khác có thể không dễ thành công.

o Hội nhập về phía sau và phía trước. Mở rộng kiểm soát nguồn cung nguyên liệu (hội nhập về phía trước) và kênh phân phối (hội nhập về phía sau) có thể ảnh hưởng tới sức mạnh hoặc sức mạnh tiềm năng của công ty trong việc phục vụ những thị trường riêng biệt. Nơi nào sự hội nhập là cao, đặc biệt trong các thị trường mà nhà cung cấp và sức mạnh người mua cao (xem phần trước), doanh nghiệp có thể có vị trí tốt hơn đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị Marketing – Bài 4: Phân tích thị trường, hành vi khách hàng và lựa chọn thị trường mục tiêu (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)