Như đã nói ở trên, một chiến lược marketing có thành công hay không tuỳ thuộc vào việc nó có thỏa mãn được nhu cầu và mong muốn của các khách hàng hay không? Các khách hàng trên thị trường lại gồm vô số cá nhân và tổ chức có đặc điểm rất khác nhau. Khách hàng có thể khác nhau về nhu cầu, thị hiếu, khả năng tài chính, thái độ, thói quen mua sắm… Tất cả những đặc điểm, hành vi, thị hiếu của khách hàng sẽ được sử dụng như những cơ sở để phân đoạn thị trường.
Doanh nghiệp có thể phân đoạn thị trường cho tổng thể khách hàng tiềm năng nói chung để phát hiện các đoạn thị trường mới mà họ có thể phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới để chào bán cho họ. Ví dụ, phân đoạn tổng thể người tiêu dùng cá nhân thành các nhóm thu nhập: cao, trung bình, thấp để nhận biết được sự thay đổi về thu nhập giữa các nhóm và tìm kiếm khả năng có thể phát triển sản phẩm dịch vụ để phục vụ một nhóm nào đó. Khi đó, doanh nghiệp có thể tìm cách để đáp ứng nhiều loại nhu cầu chưa được thỏa mãn. Tuy nhiên, nhìn chung, những đặc điểm của ngành kinh doanh sẽ quyết định phạm vi những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng có thể phân đoạn thị trường cho một tập hợp khách hàng tiềm năng đã xác định của một ngành kinh doanh hay một thị trường sản phẩm cụ thể mà họ đang kinh doanh. Doanh nghiệp với khả năng và nguồn lực có hạn sẽ không
Xác định vị thế hiện tại của doanh nghiệp
Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường sẽ phân đoạn
Phân chia thị trường thành các đoạn một cách phù hợp
Xác định chiến lược marketing theo đoạn thị trường
Thiết kế marketing – mix Lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu
thể khai thác được toàn bộ các khách hàng tiềm năng trong ngành kinh doanh. Nhờ phân đoạn thị trường, doanh nghiệp sẽ chọn được các đoạn thị trường mục tiêu để tập trung nỗ lực marketing vào đó.
Khi doanh nghiệp sử dụng một công nghệ mới cũng thường đòi hỏi họ phải nghiên cứu nhu cầu và sở thích của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiến của họ. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp cũng sẽ phải tìm ra những nhóm khách hàng mà những sản phẩm mới hoặc cải tiến này có thể thỏa mãn được tốt nhất. Nhu cầu và sở thích khách hàng thường được chuyển thành những khái niệm chuyên môn hơn như thái độ, thị hiếu, lợi ích… của khách hàng. Những yếu tố này sẽ được doanh nghiệp xác định thông qua nghiên cứu marketing và thường được sử dụng làm cơ sở cho phân đoạn thị trường.
Doanh nghiệp có thể thực hiện việc phân đoạn thị trường cho đối tượng là những khách hàng hiện tại của doanh nghiệp để nhận dạng những nhóm khách hàng có những đặc tính khác nhau cần phân biệt chính sách và biện pháp marketing cụ thể cho từng nhóm nhỏ hơn khách hàng. Ví dụ, chia tập hợp những người đang theo học chương trình MBA của một trường đại học theo theo thời gian có thể tham gia lớp học để lập thời khóa biểu thích hợp cho từng nhóm.