2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢCKINH DOANH VÀ PHÁT
2.2.3. Chiến lược cắt giảm
Tăng trưởng và phát triển là mục tiêu song khoong phải ở mọi thời kì DN cũng có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu này. chiến lược suy giảm sẽ phù hợp khi DN cần sắp xếp lại để tăng cường hiệu quả sau một thời gian tăng trưởng nhanh, khi trong ngành không còn cơ hội để tăng trưởng dài hạn,,,khi nền kinh tế drơi vào tình trạng không ổn định hoặc khi xuất hiện các cơ hội khác hấp dẫn hơn. có thể có ốn hình thức chiến lược suy giảm cụ thể sau:
+ Chiến lược cắt giảm chi phí.
Chiến lược cắt giảm chi phí là giải pháp lùi bước để tổ chức lại. Chiến lược này nghe tương tự như áp dụng trong trường hợp suy thoái tuy nhiên đây
chỉ là trường hợp trong nngắn hạn hoặc tạm thời ngưng việc tập trung vào những bộ phận kém hoặc không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay những khó khăn tạm thời liên quan đến điều kiện môi trường.
Các giải pháp: Giảm bớt chi phí điều hành và tăng năng xuất, giảm sự thuê mướn, sa thải nhân viên, loại bỏ sản phẩm không hiệu quả, ...
+ Chiến lược thu lại vốn đầu tư.
Chiến lược này đề cập đến vấn đề doanh nghiệp bán hoặc đóng cửa một trong những đơn vị kinh doanh của mình để đạt đượ sự thayt đổi lâu dài tron khuôn khổ hoạt động.
Doanh nhiệp có thể phải lựa chọn chiến lược khi đã đa dạng hoá vốn đầu tư nhưng một trong các đơn vị kinh doanh của nó đã trở thành quá tồi tệ hoặc không có triển vọng . Chiến lược này sẽ dẫn đến sự phân bố lại các nguồn lực tài nguyên cho những đơn vị kinh doanh chiến lược còn lại hay cho những cơ hội kinh doanh mới.
Chiến lược chỉnh đốn đơn giản cũng có thể trở thành chiến lược thu lại vốn đầu tư vĩnh viển nếu không xuất hiện những cơ hội mới. Mặt khác, đôi khi chiến lược thu hồi vốn đâu tư cũng được lựa chọn nếu có những thay đổi về công nghệ bắt buộc hoặc do xuất hiện các quy định mới về chống độc quền,...
+ Chiến lược thu hoạch.
Thu hoạch là tìm cách tăng tối đa dòng luân chyển tiền mặt trong một thời hạn ngắn bấy kể hậu quả lâu dài như thế nào.
Chiến lược thu hoach thưowngf thích hợp cho những đơn vị kinh doanh chiến lược có tương lai mờ mịt , ít hy vọng có lãi khi bán nó nhưng lại vẫn có thể mang lại nguồn thu. Trong khi thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp thường cắt giảm một số khoản chi tiêu nhất định để tăng thu tiền mặt.
+ Chiến lược giải thể.
Giải thể là giải pháp cực đoan nhất của chiến lược suy giảm khi doanh nghiệp không thể tiếp tục tồn tại.
Mặc dù việc giải thể thường diễn ra khi có kết luận xét xử theo lệnh của toà án nhưng chiến lược này cũng có thể được doanh nghiệp dự kiến trước và
32
chủ động lưạ chọn. Để giảm thiểu các những mất mát, thua lỗ, doanh nghiệp có thể cố gắng giải thể ngay bằng cách bán đi hoặc sử dụng biện pháp khác như phong toả vốn bằng tiền mặt nhằm làm cho các hạng mục tài sản của doanh nghiệp có sức hấp dẫn hơn đối với các bên tranh chấp hoặc người mua.