Chiến lược tăng trưởng

Một phần của tài liệu Tiểu luận: “Chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm Men’vodka” pptx (Trang 27 - 30)

2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢCKINH DOANH VÀ PHÁT

2.2.1.Chiến lược tăng trưởng

2.2.1.1 Xét theo tính chất của quá trình tăng trưởng

+ Chiến lược tăng trưởng tập trung:

Chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược tăng trưởng trên cơ sở tập trung vào những điểm chủ yếu của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược cụ thể nào đó. Chiến lược tăng trưởng tập trung chủ yếu nhằm cải thiện những sản phẩm hoặc thì trường hiện có mà không thay đổi yếu tố nào.

Khi theo đuổi chiến lược này DN tập trung nỗ lực khai thác khai thác những cơ hội sẵn có về những sản phẫm sẵn có về những sản phẩm đang sản xuất ở những thị trường đang tiêu thụ bằng cách làm tốt hơn những gì DN đang làm trên thị trường.

28

Chiến lược tăng trưởng tập chung có thể thực hiện bằng các phương thức sau:

- Tập chung khai thác thị trường. - Mở rộng thị trường

+ Chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược tăng trưởng bằng cách phát triển sản phẩm mới tiêu thụ ở các thị trường hiện tại của doanh nghiệp những sản phẩm mới có được trên cơ sở sự phát triển của bản thân doanh nghiệp , hợp đồng nhượng quyền hay sáp nhập với một doanh nghiệp khác.

Các phương thức phát triển sản phẩm mới: - Phát triển một sản phẩm riêng biệt - Phát triển danh mục sản phẩm

2.2.1.2 Xét theo hình thức tăng trưởng

+ Chiến lược tăng trưởng bằng con đường liên kết:

Chiến lược tăng trưởng liên kết thích hợp với những DN kinh doanh trong ngành mạnh nhưng DN còn do dự hoặc không có khả năng triển khai chiến lược tăng trưởng tập chung. Chiến lược này cho phép DN củng cố vị thế và phát huy đẩy đủ hơn các tiềm năng của DN.

+ Chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hoá:

Chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hoá là chiến lược đầu tư vào nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau khi DN đã có ưu thế cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh hiện tại.

Chiến lược này phù hợp với những DN không thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trong ngành sản xuất hiện tại với những sản phẩm thị trường hiện tại. Ngoài ra, DN còn lựa chọn với các lý do:

- Các thị trường hiện tại đang tiến triển đến điểm bão hoà và chu kỳ suy thoái của sản phẩm.

- Các thị trường hiện tại đang tạo ra dư thừa tiền mặt có thể đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi hơn.

- Những luật lệ trống bành trướng trong sản xuất. - Có thể bị thiệt hại về thuế

- Khu vực quốc tế có thể gia nhập nhanh chóng. - Những kỹ thuật mới có thể được tìm kiếm mau lẹ.

2.2.1.3 Xét theo phương thức tăng trưởng.

+ Chiến lược tăng trưởng nội bộ:

Về thực chất, tăng trưởng nội bộ nếu DN mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng nguồn lực tự thân. Theo mô hình này chiến lược được triển khai chậm nhưng thường phát triển vững chắc. Tăng trưởng nội bộ không chỉ bao gồm việc mở rộng, hoàn thiện hệ thống sản xuất kinh doanh cũ, mà còn được thực hiện thông qua thành lập các cơ sở mới, phát triển cơ sở kinh doanh theo chiều ngang và chiều dọc bằng các nguồn lực nội bộ.

+ Chiến lược tăng trưởng hợp nhất:

Chiến lược tăng trưởng hợp nhất có thể thực hiện bằng cách sáp nhập hai hoặc nhiều cơ sở sản xuất một cách tự nguyện. Mục đích của mô hình chiến lược này là tăng thêm sức mạnh để đối mặt với các thách thức và rủi ro có thể xảy ra hoặc tận dụng triệt để hơn các cơ hội kinh doanh trong thời kỳ chiến lược.

+ Chiến lược tăng trưởng qua thôn tính:

Chiến lược được hình thành và phát triển hình thành và phát triển thông qua cạnh tranh trên thị trường. Nhờ cạnh tranh các DN mạnh, có tiềm lực lớn thôn tính các DN nhỏ để phát triển thành DN có qui mô lớn hơn, mạnh hơn. trong điều kiện kinh doanh đa ngành và phát triển trong phạm vi kinh doan, các DN có thể phát triển chiến lược tăng trưởng bằng thôn tính theo hai con đường:

- Thôn tính theo chiều ngang: là việc thôn tính các DN trong cùng một ngành kinh doanh nhằm mở rộng qui mô sản xuất và phát triển thị trường trong nội bộ ngành.

- Thôn tính theo chiều dọc là việc thực hiện thôn tính các lĩnh vực hỗ trợ, cung ứng hoặc tiêu thụ ... đi liền với ngành kinh doanh chính. Thôn tính theo chiều dọc là thực hiện phát triển kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, ... nhằm hỗ trợ phát triển lĩnh vực kinh doanh chính của DN.

30

+ Chiến lược tăng trưởng qua liên doanh liên kết kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình này rất phổ biến ở nền kinh tế thị trường. Chiến lược này được thực hiện giữa hai hoặc nhiều đối tác bình đẳng có tư cách pháp nhân liên kết thực hiện tự nguyện trên cơ sở tất yếu hoặc các liên hệ tương hỗ lẫn nhau giữa các đối tác nhằm phân tán rủi ro, tăng thêm sức mạnh, tăng thị phần, ...

Một phần của tài liệu Tiểu luận: “Chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm Men’vodka” pptx (Trang 27 - 30)