Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Thi pháp truyện ngắn Thế Lữ (Trang 65 - 68)

Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải được đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa tính cá thể và tính khái qt. Do đó, ngơn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Thế Lữ cũng phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một hạng người, một tầng lớp người trong xã hội.

Đối với một tác phẩm tự sự, nhân vật là một yếu tố hàng đầu. Điều này quyết định sự thành công của tác phẩm. Để xây dựng được hệ thống nhân vật, trước tiên nhà văn phải chọn một ngôn ngữ miêu tả phù hợp. Trong đó, ngơn ngữ đối thoại của các nhân vật có một vị trí quan trọng.

Ngơn ngữ đối thoại cũng là phương tiện đắc lực góp phần vào việc thể hiện cá tính nhân vật. Trong truyện ngắn Thế Lữ, những mẩu đối thoại dài ngắn khác nhau cùng với ngơn ngữ miêu tả đã thể hiện cá tính và hành động của nhân vật một cách rõ nét. Đặc biệt nhất là ở loại truyện trinh thám, Thế Lữ đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật để tăng thêm kịch tính, gay cấn và hấp dẫn cho câu chuyện.

Ta hãy xem cuộc đối thoại giữa Văn Bình và Lê Phong (Gói thuốc lá): "- Nhà ấy, ngồi ơng cụ, Thạc, Huy... cịn ai nữa khơng?

- Cịn thằng nhỏ

- Biết rồi, nhưng đàn bà?

- Còn bà cụ, con sen, nhưng hình như đi vắng cả - Đi đâu?

- Được rồi. Ơng cụ lúc lên có đóng cửa dưới cẩn thận? - Khố lại nữa. Nhưng hỏi để làm gì?

- Để biết. Ơng cụ cận thị? - Ừ.

- Thơi thế là đủ..." [18, tr. 18].

Thông qua đoạn đối thoại, ta thấy được tính chất ly kỳ của vụ án. Những câu hỏi tăng tiến làm cho quá trình điều tra vụ án nhanh hơn và hay hơn. Đồng thời, cũng thể hiện sự nhạy bén, óc phân tích khoa học của phóng viên trinh thám Lê Phong.

Cuộc đối thoại giữa Lê Phong và nhân vật xưng "tơi" khi nói về tên đầy tớ trong nhà Lý Tuyết Loan cũng không kém phần đặc sắc và gay cấn:

"- Tên đầy tớ vừa rồi mới đến phải không? - Vâng, mới đến chừng bốn hơm nay - Nó làm ăn cịn vụng lắm, phải khơng? - Vâng.

- Tên nó là gì? - Là Hồng

- Theo trong thẻ thuế thân? - Khơng. Theo lời nó nói

- Sao ơng khơng xem thẻ của nó?

- Nó nói là bỏ qn ở nhà trọ chưa tìm thấy - Nó nói thế mà ơng tin được sao?

- Trời. Thế ra ông biết từ trước?

- Khơng. Tơi vừa biết xong" [19, tr. 72].

Có thể thấy, nhân vật trinh thám của Thế Lữ là nhân vật hành động, linh hoạt. Bởi vậy, dưới con mắt nhà nghề, mọi điều giả dối đều khơng thể lọt qua tầm kiểm sốt của Lê Phong. Chỉ bằng những chi tiết nhỏ mà Lê Phong đã nhận ra được tay chân của bọn hung thủ cài vào. Đó là nhân vật Đan- người giả mạo làm đầy tớ trong nhà cô Lý Tuyết Loan. Đoạn đối thoại cho ta thấy khả năng quan sát sự việc của Lê Phong thật tinh tế. Lê Phong quả là một phóng viên trinh thám tài ba.

Ngơn ngữ phân tích, phán đốn cũng được sử dụng khá linh hoạt trong truyện trinh thám. Ta thường xuyên bắt gặp những đoạn văn mà nhân vật phân tích, phán đốn sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn như trong truyện Mai Hương và Lê Phong:

"- Ơng biết cả rồi, ơng đã theo tơi thì việc gì cịn bắt tơi phải khai ra nữa... - Tao theo mày

- Thế sao ông biết tôi đi xe đạp đến Mã Mây?

- Tao khơng theo cũng như tao theo. Vì tao trơng mày tao cũng đủ đoán được, dấu quần mày có vết dầu xe ở ống quần bên phải. Mày đi mua báo mà đi mất ba mươi phút... Còn nhiều dấu hiệu khác nữa... Đấy mày xem, những điều tao chưa biết ngay, thì rồi thế nào tao cũng biết được. Thế nào nào, nói đi..." [19, tr. 141].

Trong truyện kinh dị, Thế Lữ sử dụng đoạn đối thoại giữa các nhân vật để tăng thêm sự rùng rợn, ly kỳ cho câu chuyện. Ta có thể thấy rõ qua cuộc đối thoại giữa Tuấn và Hoàng Lan Hương (Trại Bồ Tùng Linh):

- Em Lan Hương....Em... Em có cho phép anh nói chuyện với em, nói chuyện lâu với em khơng?

- Thì em đến đây chỉ mong được thế...

- Em đến một cách bất ngờ, một cách êm nhẹ như cái bóng hiện lên... - Và anh cũng sợ như nàng tiên trong giấc mơ rồi em sẽ biến mất sao? Nàng lắc đầu khoan thai để tay vịn vai Tuấn:

` - Khơng, em khơng biến vội đâu...đêm nay em cịn nói chuyện với anh, em sẽ bầu bạn với anh lâu hơn đêm hôm nào... Và nếu anh biết cho em...” [36, tr. 385].

Thế Lữ đã phân tích cái tình nhớ thương giữa Tuấn và Hồng Lan Hương cặn kẽ, tỉ mỉ, hơn nữa Tuấn vẫn có sự phân tích, quan sát mọi cảm giác của mình nhưng cái tình đắm say làm Tuấn chỉ sống trong mơ mộng. Thế Lữ đã khéo kết hợp giữa thực và mộng. Do đó mà câu chuyện đơi lúc trở nên rùng rợn nhưng sau đó là sự giải thích khoa học. Điều đó cho thấy rằng, Tuấn là một con người lý trí, vẫn đủ tỉnh táo để phân biệt thực-hư.

Hay cuộc đối thoại giữa anh trai Thổ và quan Châu trong Vàng và máu: " - Nhưng mày đến Văn Dú hay sao mà biết?

- Tôi ở Văn Dú về đây... Tôi đi với một người tên là Nùng Khai... - Nó đâu?

- Chết rồi à? - Phải!

- Chúng mày là người ở đâu? Đến đây làm gì? Đầu đi thế nào, kể ra ... - Mày không biết Văn Dú là chỗ ghê gớm sao?

- Có chứ!

- Thế sao cịn đến, đến làm gì...nói mau?" [36, tr. 27].

Qua đoạn đối thoại, ta khơng những thấy được sự bí hiểm, khủng khiếp của hang thần Văn Dú mà còn thấy rõ tố chất của viên quan Nga Lộc. Đó chính là sự bình tĩnh khi phân tích sự việc. Để rồi chính tố chất ấy đã giúp ông mạnh dạn khám phá những điều bí ẩn trong hang Văn Dú và tìm thấy kho báu của người Tàu.

Nhìn chung, ngơn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Thế Lữ được thể hiện ở dạng đối thoại. Thế Lữ đã thật sự xuất sắc khi nâng ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn trở thành phương tiện khái quát nghệ thuật một cách hiệu quả. Có thể thấy, ở truyện ngắn Thế Lữ, ngơn ngữ đối thoại chính là một phương tiện đắc lực để nhà văn tái hiện tính cách nhân vật và phản ánh hiện thực của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thi pháp truyện ngắn Thế Lữ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w