Thụ lý vụ án hành chính là hành vi tố tụng của Tòa án chấp nhận việc giải quyết quyền khiếu kiện được xác định bằng hành vi ghi vào sổ thụ lý vụ án sau khi đã xem xét thỏa mãn các điều kiện thụ lý.
2. Đặc điểm :
- Là hành vi tố tụng của Tòa án.
- Nội dung thụ lý là chấp nhận việc giải quyết vụ án hành chính. - Điều kiện thụ lý vụ án.
3. Ý nghĩa :
- Tòa án : trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyết vụ án hành chính.
- Đối với hoạt động tố tụng : xác định mốc thời gian trong hoạt động tố tụng hành chính.
4. Điều kiện thụ lý vụ án :
Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đáp ứng được 3 điều kiện sau đây: - Người đi kiện đã đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện.
- Vụ việc phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Người khởi kiện đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền và ứng án phí.
5. Hình thức và thủ tục thụ lý : Điều 125 Luật TTHC 2015 a. Hình thức :
Được ghi vào sổ thụ lý.
b. Thủ tục thụ lý :
- Bước 1 : nhận và xem xét đơn khởi kiện nếu đủ điều kiện yêu cầu người khởi kiện, nộp ứng án phí.
- Bước 2 : người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và xuất trình biên lai nộp tiền cho thẩm phán.
- Bước 3 : Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án hành chính.
---
Bài 5 – CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH --¥--
I- Khái niệm, thời hạn, nhiệm vụ và ý nghĩa chuẩn bị xét xử sơ thẩm:1. Khái niệm về giai đoạn chuẩn bị xét xử : 1. Khái niệm về giai đoạn chuẩn bị xét xử :
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là giai đoạn tố tụng trong đó các chủ thể có liên quan sẽ chuẩn bị các công việc cần thiết nhằm đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm.
2. Thời hạn giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính : Điều 130Luật TTHC 2015 Luật TTHC 2015
- 4 tháng : quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Nếu vụ án phúc tạp gia hạn thêm tối đa là 2 tháng.
- 2 ngày : Danh sách cử tri.
3. Nhiệm vụ giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính :
- Kiểm tra lại các điều kiện khởi kiện; - Xác định thành phần tư cách đương sự. - Xác định yêu cầu của đương sự.
- Xác định vấn đề cần chứng minh.
- Tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vụ án. - Nghiên cứu hồ sơ vụ án và chuẩn bị mở phiên tòa.
4. Ý nghĩa giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính :
- Đối với đương sự :giúp cho đương sự có khoản thời gian cần thiết để chuẩn bị các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án, bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất tại phiên tòa.
- Đối với hoạt động tố tụng hành chính ( Tòa án ) :
+ Giúp cho TA chuẩn bị 1 số công việc cần thiết để mở phiên tòa ( chuẩn bị địa điểm xét xử, hội trường xét xử, phòng xét xử,..)
+ Giúp cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân có thêm thời gian nghiên cứu về hồ sơ vụ án hành chính, triệu tập đương sự, lấy lởi khai, lập đề cương hỏi tại phiên tòa.