Vai trò của tàinguyên rừng

Một phần của tài liệu GIAO TRINH KHMT (Trang 30 - 31)

- Về mặt sinh thái:

+ Điều hoà khí hậu: Rừng ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành

phần khí quyển và có ý nghĩa điều hoà khí hậu. Rừng cũng góp phần làm giảm tiếng ồn. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển.

+ Đa dạng, nguồn gen: Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất

ở trên cạn, nhất là rừng ẩm nhiệt đới. Là nơi cư trú của hàng triệu loài động vật và vi sinh vật, rừng được xem là ngân hàng gen khổng lồ, lưu trữ các loại gen quí.

- Về bảo vệ môi trường:

+ Hấp thụ CO2: Rừng là “lá phổi xanh” hấp thụ CO2, tái sinh oxy, điều hòa

khí hậu cho khu vực.Trung bình một ha rừng tạo nên 16 tấn oxy/năm,.

+ Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn: Thảm thực vật có chức năng quan trọng

trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Rừng làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, hạn chế dòng chảy trên mặt. Tầng thảm mục rừng có khả năng giữ lại lượng nước bằng

27

100 - 900% trọng lượng của nó. Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của nước mưa đối với lớp đất bề mặt. Lượng đất xói mòn vùng đất có rừng chỉ bằng 10% vùng đất không có rừng,

+ Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng

lớn đến độ phì nhiêu của đất. Đây cũng là nơi cư trú và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loại côn trùng và động vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động vật và vi sinh vật đất phát triển và có ảnh hưởng đến các quá trình xảy ra trong đất.

- Về cung cấp tài nguyên:

+ Lương thực, thực phẩm: Năng suất trung bình của rừng trên thế giới

đạt 5 tấn chất khô/ha/năm, đáp ứng 2 - 3% nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người.

+ Nguyên liệu: Rừng là nguồn cung cấp gỗ, chất đốt, nguyên vật liệu cho công

nghiệp...

+ Cung cấp dược liệu: nhiều loài thực vật, động vật rừng là các loại thuốc chữa

bệnh.

Căn cứ vai trò của rừng, người ta phân biệt:

Rừng phòng hộ → bảo vệ nguồn nước, đất, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi

trường.

Rừng đặc dụng → bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích, ...

Rừng sản xuất → khai thác gỗ, củi, động vật,...có thể kết hợp mục đích phòng

hộ.

Theo độ giàu nghèo ta phân biệt:

Rừng giàu: có trữ lượng gỗ trên 150 m3/ha.

Rừng trung bình: có trữ lương gỗ từ 80 -150 m3/ha.

Rừng nghèo: có trữ lượng gỗ dưới 80 m3/ha.

Một phần của tài liệu GIAO TRINH KHMT (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)