Sinh khả dụng của nang mềm

Một phần của tài liệu Đề cương Lý thuyết Bào chế 2 (Học viện Quân y) (Trang 31 - 34)

 Nang mềm chứa các dược chất thân nước, hoà tan hay phân tán trong chất dẫn thân nước như PEG, dược chất dễ trộn đều với dịch vị, dễ giải phóng và hoà tan. Nếu dược chất tan trong acid thì sinh khả dụng đạt cao do dược chất hoà tan ngay tại môi trường acid của dịch vị. Nếu dược chất không tan trong acid thì đầu tiên sẽ tủa lại trong dạ dày dưới dạng hỗn dịch mịn, nhưng sau đó do bề mặt tiếp xúc giữa tiểu phân và môi trường hoà tan lớn nên cũng nhanh chóng được hoà tan và hấp thu.

 Nếu dược chất là dầu, hoà tan hay phân tán trong dầu dưới dạng nhũ tương, việc hấp thu một phần có thể xảy ra trực tiếp trong ống tiêu hoá qua hệ bạch huyết. Còn đa phần thì phải có thời gian chuyển từ pha dầu sang pha nước của dịch tiêu hoá. Thời gian này phụ thuộc độ nhớt của dầu, chất nhũ hoá hay gây thấm trong dạng bào chế, men và muối mật trong dịch vị và dịch ruột. Nói chung bề mặt tiếp xúc giữa hai pha là lớn nên quá trình hoà tan nhanh, do đó nang mềm thường có sinh khả dụng cao.

ĐOÀN QUỐC VIỆT – HỌC VIỆN QUÂN Y 32

CÂU 22

Hãy trình bày các nguyên tắc và biện pháp để khắc phục tương kỵ trong bào chế.

Trả lời

Nguyên tắc và biện pháp để khắc phục tương kỵ trong bào chế

* Nguyên tắc chung:

Các biện pháp khắc phục phải không làm thay đổi tác dụng dược lý của chế phẩm, trái lại, phải đảm bảo hiệu quả điều trị như mong muốn của người kê đơn hoặc thiết kế công thức.

* Biện pháp khắc phục:

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, có thể vận dụng các phương pháp chung sau đây:  Lựa chọn trình tự pha chế, phối hợp các dược chất, tá dược một cách hợp lý nhất.  Thay đổi dược chất hoặc chất phụ, tá dược, dung môi trong đơn thuốc hoặc công thức mà các thành phần này là nguyên nhân dẫn đến tương kỵ.

 Bỏ bớt một số thành phần trong đơn thuốc hoặc công thức không có vai trò gì đặc biệt, lại có thể gây ra tương kỵ, hoặc khó khăn trong khi pha chế, sản xuất.

 Sử dụng thêm các chất phụ, dung môi, tá dược không ghi trong đơn thuốc, công thức, nhằm tránh các tương kỵ có thể xảy ra.

 Sử dụng các chất trung gian hoà tan hoặc chất làm tăng độ tan trong các dung dịch thuốc khi không thể hoà tan bình thường được.

 Thêm các chất làm tăng tính thấm trong trường hợp cần chuyển dạng thuốc sang dạng hỗn dịch hoặc trong thành phần hỗn dịch không có chất gây thấm.

 Thêm các chất nhũ hoá trong trường hợp cần chuyển dạng thuốc từ dung dịch sang nhũ tương hoặc trong thành phần của nhũ tương không có hoặc thiếu các chất nhũ hoá.  Thêm các chất trơ để bao bọc, ngăn cách các dược chất rắn có thể xảy ra tương kỵ trong các dạng thuốc bột.

 Thêm acid hoặc kiềm để điều chỉnh pH của các dung dịch thuốc nhằm ổn định, hạn chế các phản ứng thuỷ phân, oxy hoá khử có thể xảy ra tương kỵ. Vấn đề này thường được đề cập ngay từ khi thiết kế công thức. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vẫn cần thiết phải lưu ý vì nguồn gốc dược chất, chất phụ và dung môi sử dụng không hẳn đã có cùng nguồn gốc và được kiểm soát chặt chẽ. Một thay đổi nhỏ về pH có thể dẫn đến nhiều tương tác bất lợi. Có thể thấy rõ điều này khi pha chế các thuốc tiêm như: strychnin sulfat, procain, các vitamin,…; các thuốc nhỏ mắt như: atropin, homatropin, kẽm sulfat,…

 Thêm các chất chống oxy hoá nhằm hạn chế phản ứng oxy hoá khử có thể xảy ra làm cho dược chất bị biến chất, chế phẩm giảm hoặc mất tác dụng. Chẳng hạn như với các thuốc tiêm adrenalin, apomorphin, vitamin C,…; các thuốc nhỏ mắt như sulfacetamid, sulfamethoxypyridazin, dexamethason natri phosphat,…

 Thêm các chất sát khuẩn và chống nấm mốc, nhằm ngăn chặn quá trình phát triển của các vi cơ, hạn chế tương kỵ do những nhân tố mới phát sinh trong quá trình sản xuất,

ĐOÀN QUỐC VIỆT – HỌC VIỆN QUÂN Y 33

bảo quản. Đặc biệt cần chú ý tới các dạng thuốc như dung dịch uống, siro, dung dịch tiêm, thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt, kem, gel,…

 Nếu trong trường hợp không thể áp dụng được các trường hợp khắc phục như trên, có thể dùng biện pháp pha chế, hoặc đóng gói riêng từng dược chất gây tương kỵ, hướng dẫn cách dùng cho đúng.

 Cuối cùng, nếu như mọi biện pháp đều không khắc phục được, hoặc điều kiện sản xuất, bảo quản không đảm bảo rằng tương kỵ đã được giải quyết thì cần sửa chữa đơn thuốc với sự đồng ý của người kê đơn hoặc thay đổi công thức, thành phần dạng thuốc với sự thoả thuận của người, đơn vị thiết kế công thức.

ĐOÀN QUỐC VIỆT – HỌC VIỆN QUÂN Y 34

CÂU 23

Hãy trình bày khái niệm và ưu nhược điểm của viên nén.

Trả lời

Một phần của tài liệu Đề cương Lý thuyết Bào chế 2 (Học viện Quân y) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)