Phương pháp nhỏ giọt trong bào chế nang mềm

Một phần của tài liệu Đề cương Lý thuyết Bào chế 2 (Học viện Quân y) (Trang 30 - 31)

Phương pháp này thực hiện nhờ các máy tạo nang nhỏ giọt ở quy mô nhỏ hoặc quy mô công nghiệp. Quá trình tạo vỏ và đóng thuốc xảy ra đồng thời.

Khi chế nang, trước hết dung dịch vỏ nang (duy trì 60°C) được dẫn qua đầu nhỏ giọt để tạo ra một vỏ rỗng, cửa ra của đầu nhỏ giọt dung dịch vỏ nang được chặn ở giữa bởi đầu nhỏ giọt dung dịch dược chất. Ngay lúc đó, người ta điều khiển van để cho dung dịch dược chất nhỏ vào vỏ nang, làm cho nang “cắt giọt” và vỏ nang được đóng kín. Nang được đón bằng dầu parafin lạnh (khoảng 10°C) sẽ đông rắn lại.

Chọn những nang đạt yêu cầu, tản đều ra, thổi gió lạnh (thấp hơn 10°C). Rửa sạch dầu parafin bằng hỗn hợp dung môi hữu cơ (cồn – aceton), rồi sấy ở 40 – 45°C cho bay hết dung môi. Kiểm tra để loại hết những nang không đạt yêu cầu (nang bị dính, nang có thành dày quá,…).

Trong sản xuất lớn, người ta dùng các máy có nhiều dòng nhỏ giọt. Nang chế theo phương pháp nhỏ giọt thường đựng các dung dịch dầu như dầu cá, vitamin tan trong dầu. Phương pháp thường mắc sai số khối lượng lớn do đó không áp dụng cho các dược chất có tác dụng mạnh. Hơn nữa hiệu suất tạo nang không cao nên hiện nay ít dùng.

ĐOÀN QUỐC VIỆT – HỌC VIỆN QUÂN Y 31

CÂU 21

Trình bày sinh khả dụng của nang thuốc.

Trả lời

Sinh khả dụng của nang thuốc trước hết phụ thuộc vào việc rã của vỏ nang trong đường tiêu hoá. Do cấu tạo chủ yếu là gelatin nên vỏ nang rã rất nhanh trong dịch vị. Chỉ sau khi uống 1 – 5 phút, vỏ nang gelatin cứng hoặc mềm đều rã trong dạ dày, thường là thủng ở hai đầu nang. pH dịch vị càng thấp, vỏ nang rã càng nhanh. Nang bảo quản lâu, vỏ nang lão hoá thời gian rã kéo dài hơn nang mới điều chế.

Một phần của tài liệu Đề cương Lý thuyết Bào chế 2 (Học viện Quân y) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)