* Ưu điểm:
Kỹ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, do đó dễ áp dụng ở tuyến y tế cơ sở.
Là dạng thuốc rắn nên tương đối ổn định về mặt hoá học, ít bị biến chất, dễ phối hợp nhiều loại dược chất trong viên
Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, bảo quản.
Có thể bao ngoài để bảo vệ dược chất, che dấu mùi vị khó chịu hay khu trú tác dụng của thuốc ở ruột.
* Nhược điểm:
Khó tiêu chuẩn hoá về mặt chất lượng và đồng đều về khối lượng.
Viên tròn bào chế theo phương pháp chia viên khi bào chế ở quy mô nhỏ, khó đảm bảo vệ sinh.
Viên tròn sản xuất theo phương pháp bồi dần mất nhiều thời gian và đòi hỏi người sản xuất phải có kỹ năng và kinh nghiệm.
ĐOÀN QUỐC VIỆT – HỌC VIỆN QUÂN Y 26
CÂU 18
Hãy trình bày kỹ thuật bào chế viên tròn theo phương pháp chia viên.
Trả lời
Kỹ thuật bào chế viên tròn theo phương pháp chia viên
Là phương pháp được dùng sớm nhất trong kỹ thuật bào chế viên tròn, vì kỹ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp.
Nguyên tắc của phương pháp này là tạo khối dẻo từ bột dược chất và tá dược rồi chia tiếp thành viên tròn có khối lượng quy định.
Phương pháp chia viên áp dụng khi điều chế viên tròn tây y, hoàn mật, hoàn hồ, hoàn sáp. Quy trình bào chế qua các bước sau:
* Tạo khối dẻo:
Thường là phối hợp bột dược chất và bột tá dược với tá dược dính lỏng để tạo thành khối dẻo.
Yêu cầu của khối dẻo (còn gọi là khối bánh viên) là: Có thể chất dẻo dai, sờ không dính tay và không dính vào dụng cụ, đồng nhất và có độ ẩm thích hợp. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định thể chất của viên. Nếu khối bánh viên mềm quá, viên sẽ bị biến dạng trong quá trình bảo quản, dễ bị dính với nhau và dính vào đồ bao gói. Ngược lại, nếu khối bánh viên cứng quá, viên dễ bị nứt vỡ khi chia viên, viên khó hoàn chỉnh tròn đều, bề mặt không bóng.
Để đảm bảo chất lượng của viên, trong quá trình chế khối dẻo cần chú ý đảm bảo một số điều kiện và thông số kỹ thuật như sau:
Phối hợp dược chất và tá dược một cách hợp lý:
Nếu dược chất là chất rắn thì nghiền mịn, trộn bột kép với tá dược rắn (tá dược độn, rã, bột màu,…), rồi thêm dần tá dược dính thể lỏng hay mềm, nhào trộn kỹ cho đến lúc thu được khối dẻo đồng nhất.
Nếu dược chất là các chất mềm, lỏng thì thêm tá dược dính thể rắn (tá dược hút, độn, dính, rã,…) và nhào trộn để tạo khối dẻo.
Tá dược dính dùng tạo khối dẻo thường là loại đặc sánh (hồ tinh bột, dịch thể gelatin, mật luyện,…), khó trộn đều với bột dược chất, nhất là về mùa lạnh. Để khắc phục khó khăn này, người ta thường đun nóng tá dược trước khi trộn với dược chất, làm cho tá dược dễ thấm vào bột dược chất, tăng độ đồng nhất của khối dẻo.
Mức độ “vừa phải” của khối dẻo phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ giữa khối bột và lượng tá dược dính lỏng. Do đó, phải xác định được lượng tá dược thích hợp cho từng công thức. Tăng cường nghiền trộn cơ học:
Nghiên trộn là yếu tố chính giúp cho khối dẻo đồng nhất. Trong bào chế nhỏ, người ta nghiền trộn khối dẻo trong cối sứ hay cối đồng. Trong sản xuất lớn, người ta dùng các máy nhào trộn, trộn trong khoảng 30 – 45 phút.
ĐOÀN QUỐC VIỆT – HỌC VIỆN QUÂN Y 27
* Chia viên và hoàn chỉnh viên:
Sau khi khối dẻo ổn định, người ta tiến hành chia viên trên bàn chia viên (nếu số lượng ít) hoặc trên máy chia viên (nếu số lượng nhiều).
Bàn chia viên cấu tạo chủ yếu gồm bàn lăn, thanh lăn, dao cắt bằng kim loại hay gỗ cứng, bàn hứng viên.
Khi chia viên người ta cho khối dẻo lên bàn lăn đã rắc bột trơn để chống dính. Sau đó dùng mặt trên của dao cắt hay thanh lăn lăn khối bánh viên thành thỏi hình trụ (thường gọi là lăn đũa) có độ dài bằng số viên cần chia. Đặt đũa lên dao cắt, cắt rời thành từng viên và làm tròn viên trên dao cắt. Sau đó tiếp tục hoàn chỉnh viên bằng bàn xoa hoặc tiếp tục áo viên bằng một lớp bột mỏng.
Khi sản xuất một lượng viên tương đối lớn, người ta dùng các loại máy chia viên. Hoạt động của máy chia viên, về nguyên tắc cũng giống như bàn chia viên, trong đó dao cắt được thay bằng trục cắt. Hiện nay, một số cơ sở sản xuất dùng các loại máy hoàn mềm, trong đó viên được chia và làm tròn hoàn chỉnh.
ĐOÀN QUỐC VIỆT – HỌC VIỆN QUÂN Y 28
CÂU 19
Hãy trình bày khái niệm, mục đích và ưu nhược điểm của thuốc nang.
Trả lời