Kiến bác bỏ (ý kiến trái ngược/ ý kiến không chấp nhận)

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính – Bài 3: Quy trình kiểm toán (Trang 42 - 43)

IV. Thủ tục kiểm toán khác

3.3.3.3.kiến bác bỏ (ý kiến trái ngược/ ý kiến không chấp nhận)

Ý kiến bác bỏ được đưa ra khi KTV cho rằng BCTC của đơn vị đã không trình bày một cách trung thực, hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu, khi đó các vấn đề mà KTV không đồng ý với ban giám đốc là những vấn đề quan trọng hoặc liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục trọng yếu đến mức KTV kết luận rằng ý kiến dạng chấp nhận từng phần là chưa đủ để thực hiện tính chất và mức độ sai phạm trên BCTC.

Ví dụ: Ý kiến kiểm toán trái ngược

“Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược

Báo cáo tài chính được kiểm toán đang phản ánh khoản đầu tư dài hạn khác vào công ty A3T, số tiền XXX1 VND và khoản cho vay cùng đối tượng, số tiền XXX2 VND. Tại thời điểm lập báo cáo, công ty A3T đã tuyên bố phá sản và mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa xem xét, đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này đối với báo cáo tài chính của công ty. Theo đánh giá của chúng tôi, các vấn đề nêu trên có ảnh hưởng trọng yếu đến nhiều khoản mục trên Báo cáo tài chính của công ty, cụ thể:…..(3)

Ý kiến kiểm toán trái ngược

Theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược”, báo cáo tài chính đã không phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty tại ngày 31/12/2014, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, không phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính”.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính – Bài 3: Quy trình kiểm toán (Trang 42 - 43)