Thực hiện thủ tục phân tích (quy trình phân tích)

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính – Bài 3: Quy trình kiểm toán (Trang 30 - 32)

IV. Thủ tục kiểm toán khác

3.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích (quy trình phân tích)

 Thủ tục phân tích được áp dụng ở tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán. Trong mỗi giai đoạn, thủ tục phân tích được áp dụng với các đặc điểm khác nhau và được sử dụng trong quan hệ với các phương pháp kiểm toán khác nhau.

o Chuẩn bị kiểm toán: định hướng trong việc thiết kế các thủ tục kiểm toán. o Thực hiện kiểm toán: thu thập bằng chứng kiểm toán

o Kết thúc kiểm toán: phân tích lần cuối các chỉ tiêu trước khi ra kết luận kiểm toán.

 Trong quá trình thực hiện một thủ tục phân tích, kiểm toán viên thường thực hiện theo trình tự cơ bản sau:

o Bước 1: Phát triển một mô hình phân tích.

Thực chất của việc xây dựng mô hình phân tích là việc xây dựng mô hình giữa các biến số để cấu thành chỉ tiêu phân tích.

Để xây dựng được một mô hình phân tích, kiểm toán viên phải hiểu rõ về đối tượng kiểm toán, về các bộ phận cấu thành chỉ tiêu đang tiến hành kiểm toán, từ đó mới có thể xây.

Ví dụ, mô hình phân tích doanh thu = sản lượng × đơn giá Tiền lương = số lượng CNV × lương bình quân 1 người Tiền lương = sản lượng × đơn giá tiền lương

 Xác định được các biến số, các hoạt động cấu thành nên chỉ tiêu phân tích và mối quan hệ giữa các biến số đó.

 Khi phát triển một mô hình phân tích, chúng ta cần phải xác định các biến tài chính hoặc các hoạt động và mối quan hệ giữa chúng.

 Việc lựa chọn những biến phục vụ cho việc phân tích phải xuất phát từ mục đích phân tích cụ thể và dữ liệu phục vụ cho việc phân tích.

Chúng ta xây dựng được mô hình nhưng chúng ta phải tính đến yếu tố có thể dữ liệu liên quan đến mô hình để phân tích được hay không.

o Bước 2: Xem xét tính độc lập và mức độ tin cậy của dữ liệu tài chính.

Ví dụ: ước tính doanh thu: sử dụng dữ liệu về sản lượng xuất bán của phòng kinh doanh phải đánh giá tính độc lập và mức độ tin cậy của dữ liệu tài chính.

Tính độc lập và độ tin cậy của dự liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của các dự đoán, các ước tính, các bằng chứng thu được từ thủ tục phân tích. Do đó, trước khi phân tích kiểm toán viên phải kiểm tra tính độc lập và độ tin cậy của dữ liệu.

Để kiểm tra tính độc lập và độ tin cậy của dữ liệu tài chính, kiểm toán viên có thể dựa vào các yếu tố sau:

 Nguồn của dữ liệu: Dữ liệu có nguồn độc lập từ bên ngoài có độ tin cậy cao hơn nguồn từ bên trong. Với những nguồn dữ liệu từ bên trong, độ tin cậy cao hơn nếu chúng độc lập với người chịu trách nhiệm cho giá trị được kiểm toán. Những dữ liệu đã được kiểm toán có độ tin cậy cao hơn dữ liệu chưa được kiểm toán…

 Những thủ tục kiểm toán từ những năm trước, những bằng chứng kiểm toán viên thu thập từ cuộc kiểm toán trước.

 Kiểm toán viên cũng có thể mở rộng phạm vi các dữ liệu sử dụng, kết hợp với các kỹ thuật khác.

o Bước 3: Ước tính giá trị các chỉ tiêu cần phân tích, sau đó so sánh với giá trị

của chỉ tiêu ấy trên sổ sách kế toán.

Sau khi đã xây dựng được mô hình, xác định được nguồn dữ liệu độc lập và đáng tin cậy để sử dụng trong mô hình thì kiểm toán viên tiến hành ước tính ra một giá trị và so sánh giá trị ước tính đó với số liệu thực tế đơn vị đã ghi sổ. Việc thực hiện ước tính này phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

 Việc ước tính của kiểm toán viên phải dựa vào nguồn dữ liệu mà kiểm toán viên có thể sử dụng sau khi đã được kiểm tra.

 Sau khi tính được số liệu ước tính về chỉ tiêu phân tích, kiểm toán viên so sánh với giá trị ghi sổ của đơn vị và phát hiện ra chênh lệch.

o Bước 4: Phân tích nguyên nhân chênh lệch.

 Chênh lệch giữa giá trị ước tính và giá trị ghi sổ có thể do:  Các ước tính của bản thân kiểm toán viên tạo ra chênh lệch.

 Có thể do những sai sót trong những tài khoản, khoản mục đang được so sánh, cũng có thể sai sót do bản thân hệ thống KSNB, do hệ thống thông tin không hoàn chỉnh hoặc do các nguyên nhân khác.

 Khi phát hiện ra các chênh lệch, kiểm toán viên phải tìm ra các nguyên nhân để chứng minh cho sự chênh lệch đó và nó là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra các kiến nghị về sau.

 Để phân tích được các nguyên nhân chênh lệch, kiểm toán viên cần phải tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin như:

 Tiếp xúc với các nhân viên của khách hàng kiểm toán.

 Kiểm tra lại dữ liệu sử dụng để phân tích, kiểm tra lại các giả định trong phân tích, các mô hình áp dụng phân tích.

 Trong một số trường hợp không lý giải được chênh lệch, kiểm toán viên có thể kết hợp với các thủ tục kiểm tra chi tiết.

o Bước 5: Xem xét những phát hiện qua kiểm toán.

Bằng chứng mà kiểm toán viên thu được từ thủ tục phân tích cần được đánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sót trong tài khoản mà bao gồm cả những quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin và những vấn đề khác có liên quan. Do vậy, mọi chênh lệch được phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra về tính chất và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính – Bài 3: Quy trình kiểm toán (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)