Chiến lƣợc đẩy:

Một phần của tài liệu Quản Trị Marketing - HUFI EXAM (Trang 34 - 36)

Tập trung những nỗ lực bán hàng hỗ trợ cho các thành viên của kênh phân phối, tạo ra những lợi ích và động lực trực tiếp để họ có thể tích trữ và bán sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng .

4. Chiến lƣợc quảng bá sản phẩm

* Quảng cáo :

Cần tuân thủ những tiêu chuẩn được chấp nhận phổ biến như sau : - Tập trung vào Thị trường mục tiêu phù hợp

- Đưa quảng cáo vượt qua các quảng cáo hỗn độn khác để giành sự chú ý của người tiêu dùng

- Đưa ra giải thích chính xác về thương hiệu và kiến thức cề sản phẩm cho người tiêu dùng

- Đơn giản và rõ ràng

- Tạo ấn tượng khó quên và gắn chặt với thương hiệu - Có khả năng duy trì và sức bền trong một thời gian - Tác động tích cực đến sản lượng bán

 Một chiến dịch quảng cáo lý tưởng phải đảm bảo được các điều kiện sau: 1. Quảng cáo phải đúng người, đúng chỗ, đúng lúc

Fa a c e b o o k .c o m / h u fi e x a m

2. Phải khiến khách hàng nhận biết và chú ý tới QC đó mà không xao lãng nội dung mà nó muốn truyền tải

3. Phản ánh chính xác được mức độ hiểu biết của khách hàng về sp và thương hiệu đó

4. Tạo vị thế đúng đắn cho thương hiệu trên cơ sở các điểm khác biệt và điểm cân bằng mong muốn

5. Thúc đẩy khách hàng trong quá trình cân nhắc việc mua loại sp thuộc thương hiệu đó

6. Tạo ra được những mối liên hệ chặt chẽ giữa sp và thương hiệu để có thể tác động đến quyết định mua của khách hàng

* Xúc tiến thương mại :

Các mục tiêu xúc tiến thương mại của một thương hiệu bao gồm : - Mục tiêu khuyến khích tiêu dùng:

+ Thuyết phục người tiêu dùng mới dùng thử

+ Thuyết phục người tiêu dùng tiếp tục mua sản phẩm của mình và không chuyển sang thương hiệu khác

+ Tăng cường mức độ mua thường xuyên hơn + Dùng sản phẩm với nhiều mục đích mới

+ Mua nhiều sản phẩm khác nhau của cùng một thương hiệu - Mục tiêu bán hàng:

+ Trưng bày và sắp đặt vị trí sản phẩm trên giá hàng

+ Thuyết phục các nhà bán lẻ trữ hàng trong kho nhiều hơn

+ Thuyết phục người mua nhập toàn bộ các loại sản phẩm của nhà sản xuất + Tăng khối lượng đặt hàng trong đơn hàng…

* Marketing sự kiện và tài trợ : với các hình thức khác nhau nhằm :

- Xác lập một thị trường mục tiêu hay mội lối sống cụ thể - Làm tăng nhận thức về công ty hoặc tên sản phẩm

- Tạo dựng và củng cố những liên hệ thương hiệu chính yếu - Tăng cường hình ảnh của công ty

- Thể hiện sự cam kết của thương hiệu với cộng đồng hoặc về các vấn đề xã hội - Tăng cường lòng trung thành của khách hàng với những nhân viên tài năng - Tạo ra các cơ hội bán hàng và xúc tiến bán hàng

BÀI TẬP:

Hãy xây dựng chương trình Marketing cho một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm trong khoảng thời gian 1 năm.

BÀI 7

TỔ CHỨC, THỰC HIỆN VÀ KIỂM TRA CÁC NỔ LỰC MARKETING I. Tổ chức công ty và tổ chức Marketing I. Tổ chức công ty và tổ chức Marketing

1 Tổ chức công ty :

Các công ty cần có những cách thay đổi mới về cách tổ chức công ty trong việc kinh doanh và tiếp thị để đáp ứng những thay đổi đáng kể trong môi trường kinh doanh trong những năm gần đây. Sự phát triển của công nghệ thông tin, cạnh tranh toàn

Fa a c e b o o k .c o m / h u fi e x a m

cầu, trình độ người mua gia tăng, tầm quan trọng của dịch vụ… đòi hỏi các công ty phải xét lại làm thế nào để tổ chức kinh doanh tốt. Tiến trình phát triển mạng lưới sản phẩm và khách hàng được thực hiện bằng những khái niệm sau:

 Thông tin phản hồi của khách hàng phải được thu thập liên tục để biết xem phải cải thiện sản phẩm và công việc Mar như thế nào

 Công ty phải đánh giá ý kiến cải thiện của khách hàng cũng như những ý kiến của nhân viên và chọn những ý kiến có giá trị nhất và khả thi nhất cho việc cải thiện càng sớm càng tốt

 Công ty phải nhận được những phụ tùng cần thiết và cung cấp thường xuyên thông qua sự xếp đặc đúng lúc với những nhà cung cấp.

 Công ty phải có khả năng sản xuất bất kỳ sản phẩm nào ngay khi người ta đặt hàng mà không phải đối phó với chi phí thiết lập cao hay thời gian

 Những sản phẩm phải có chất lượng cao và không có khuyết tật nào.

2 Tổ chức Marketing :

Có những cách tổ chức bộ phận Mar như sau:

 Tổ chức chức năng: gồm những chuyên viên Mar, chức năng báo cáo cho phó giám đốc Mar, có nhiệm vụ phối hợp những hoạt động của họ. Ngoài ra còn có thêm quản đốc dịch vụ bán hàng, quản đốc thiết kế tiếp thị, quản đốc phân phối.

Ưu điểm của loại hình này là đơn giản về mặt hành chính. Ngược lại nhược điểm của nó là không có ai chịu trách nhiệm cho bất kỳ sản phẩm hay thị trường nào.

 Tổ chức địa lý: Người quản lý bán hàng quốc gia có thể điều khiển nhiều quản lý bán hàng vùng, mỗi người này lại quản lý nhiều quản lý vùng nhỏ và mỗi quản đốc này lại điều khiển nhiều quản lý bán hàng khu vực, mỗi người này lại quản lý nhiều nhân viên bán hàng.

 Tổ chức quản lý tên hiệu và sản phẩm: Các công ty sản xuất nhiều sản phẩm và tên hiệu khác nhau thường thiết lập tổ chức quản lý theo cách này. Tổ chức quản lý sản phẩm được đặt dưới quyền một quản lý sản phẩm làm công việc giám sát những quản lý nhóm sản phẩm. Những người này lại giám sát những quản lý tên hiệu và sp biệt lập.

Một phần của tài liệu Quản Trị Marketing - HUFI EXAM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)