Thiết kế các chiến lƣợc truyền thông và khuyến mãi 1 Tiến trình truyền thông:

Một phần của tài liệu Quản Trị Marketing - HUFI EXAM (Trang 29 - 30)

1 Tiến trình truyền thông:

Một mẩu truyền thông phải đáp ứng (1)Ai (2)Nói cái gì (3)Phương tiện nào(4)Cho ai (5)Với hiệu quả gì.

Những yếu tố của quá trình truyền thông :

1. Người gởi: Là bên gởi thông điệp cho đối tượng khác

2. Mã hóa: Tiến trình đặt ý tưởng vào những dạng vào trong những biểu tượng 3. Điệp văn : Lời nói, biểu tượng được gởi đi

4. Phương tiện truyền tin: là phương tiện thông qua đó điệp văn được gởi

5. Giải mã: là tiến trình nhớ đó người đó chỉ định ý nghĩa cho những biểu tượng được truyền đi bởi người gởi

6. Người nhận: Bên nhận điệp văn do người khác gởi

7. Đáp ứng: toàn bộ những phản ứng mà người gởi nhận được sau khi thấy rõ bản văn

8. Truyền tin ngược chiều: Một phần đáp ứng của người nhận truyền tin trở lại cho người gởi

9. Nhiễu âm : Sự biến dị không dự trù của âm thanh khi truyền tin

2 Những bƣớc phát triển truyền thông hiệu quả:

Một mẩu truyền thông có hiệu quả khi người nhận thông tin có thái độ chịu mua và đi đến tình trạng sẵn sàng mua.

Trạng thái sẵn sàng của người mua được mô tả qua 6 trạng thái sau:

- Nhận biết: nhiệm vụ của người truyền tin là xây dựng sự nhận biết được đối tượng cho khách hàng

Fa a c e b o o k .c o m / h u fi e x a m

- Hiểu biết: Khách hàng mục tiêu có thể biết đến công ty và sản phẩm của nó nhưng không biết nhiều hơn

- Thích: Tìm hiểu lý do khách hàng thích hay không thích sản phẩm và tìm cách gợi lên cảm giác tốt đẹp

- Ưa thích: Tạo nên sự ưa thích sản phẩm của công ty hơn sản phẩm khác - Tin tưởng: Công việc của người truyền tin là xây dựng lòng tin

- Mua : Một số khách hàng mục tiêu có thể có lòng tin nhưng vẫn chưa chịu đi tìm mua. Họ đợi thêm thông tin hoặc đặt kế hoạch hành động sau đó. Người truyền tin phải dẫn người này đến bước cuối cùng.

3 Thiết kế thông điệp :

 Nội dung thông điệp: Phải tính ra cái gì cần nói với đối tượng của mình để tạo được một đáp ứng mong muốn, tiến trình này được gọi tắt bằng nhiều cách: khơi gợi, đề tài, ý tưởng…

Có 3 loại khơi gợi:

Những khơi gợi tình cảm cố gắng khuấy động những tình cảm tiêu cực hay tích cực thúc đẩy sự mua hàng

Những khơi gợi đạo đức hướng thẳng vào lương tri của khách hàng về cái gì là đúng, sai

Những khơi gợi lôi kéo quyền lợi riêng tư của các cá nhân.

 Cơ cấu thông điệp : Hiệu quả của thông điệp tuỳ thuộc vào cơ cấu và nội dung của nó.

Thông thường người viết thông điệp nêu lên câu hỏi và rút ra một kết luận xác định cho đối tượng của mình.

Tuy nhiên gần đây người ta thường đặt câu hỏi và để cho người đọc và người xem tự rút ra kết luận cho riêng mình.

4 Các hình thức truyền thông:

 Truyền thông cá nhân: liên quan đến hai người hay nhiều hơn, truyền thông tin trực tiếp giữa 2 người, có thể truyền mặt đối mặt, qua điện thoại hay thư từ.

 Truyền thông không cá nhân: bao gồm các phương tiện in ấn như báo chí thư từ, truyền thanh, truyền hình, panô, bảng hiệu…. Các phương tiện này đều phải trả tiền.

Một phần của tài liệu Quản Trị Marketing - HUFI EXAM (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)