Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH CHÂU á 1997 và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

7. Kết cấu bài nghiên cứu

3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 đã để lại bài học kinh nghiệm cho các nước trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong thời đại hội nhập, trong đó có Việt Nam. Dưới đây là một số bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng trên phù hợp với thực tiễn kinh tế Việt Nam hiện nay:

 Cần linh hoạt trong điều hành chính sách tỉ giá hối đoái. Cần tránh ràng buộc quá nhiều bởi đồng USD, vì khi đồng USD biến động mạnh thì sẽ khiến đồng tiền trong nước bất ổn theo.

 Xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng trong sạch, vững mạnh. Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thời điểm 1997 đã dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước châu Á, như Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan, kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số ngành kinh tế. Việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãng phí, châm ngòi cho sự phát triển bong bóng của thị trường bất động sản, từ đó lại quay lại tình trạng dư thừa tín dụng, vì các ngân hàng cho vay nhiều hơn giá trị thực của tài sản thế chấp. Kết quả là khi “bong bóng” vỡ, các ngân hàng phải hứng chịu hậu quả.

 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng khả năng xuất khẩu. Từ đó, có thể cân bằng cán cân vãng lai, tránh tình trạng thâm hụt phải đi vay nợ để bù vào.

 Chính phủ đóng vai trò quyết định trong định hướng phát triển kinh tế, đảm bảo trong chiến lược vay nợ nước ngoài.

 Đảm bảo hệ thống thông tin đầy đủ trong quản lý nợ nước ngoài. Khi vay nợ tràn lan mà không có sự quản lý, sẽ dẫn tới tình trạng nợ xấu, không có khả năng trả và sẽ dẫn tới khủng hoảng.

KẾT LUẬN

Khủng hoảng tài chính Châu Á đã qua đi 23 năm nhưng những mất mát về kinh tế cũng nhƣ bài học để lại chưa bao giờ là cũ đối với các nước trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Việt Nam hiện nay đang bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế mạnh mẽ với thế giới, cần phải rút kinh nghiệm từ những bài học của cuộc khủng hoảng Châu Á nói trên để không lặp lại sai lầm như vậy. Đặc biệt, trước các nguồn vốn vay từ nước ngoài ồ ạt đổ vào, Việt Nam cần phải có chính sách quản lý nợ hợp lý, sử dụng đúng mục đích để tránh việc thất thoát nguồn vốn dùng cho phát triển kinh tế - xã hội, trường hợp xấu nhất là vỡ nợ.

Thông qua việc phân tích khủng hoảng Châu Á 1997 cũng như vấn đề quản lý nợ trong cuộc khủng hoảng, bài nghiên cứu đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, thế giới đang có nguy cơ đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế mới, những bài học rút ra từ các cuộc khủng khoảng trước sẽ giúp Việt Nam tìm được biện pháp phù hợp để bảo vệ nền kinh tế của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo trong nước

1. Trần Bá Khoa (2007), “Đông Á mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính”,Tạp chí Cộng Sản, số 782 ra ngày 12 năm 2007.

2. Nguyễn Minh Hà (2008), “Tóm tắt nguyên nhân khủng hoảng tài chính và tác động của khủng hoảng đối với nền kinh tế châu Âu”, Kỷ yếu tọa đàm “Khủng hoảng tài chính và giải pháp phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam”-Vụ Kinh tế-Văn phòng Trung Ương Đảng.

3. Hoàng Xuân Hòa (2009), “Những biện pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu của các nước và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo- Giải pháp ngăn chặn suy thoái Kinh tế: Thế giới và Việt Nam- Vụ Kinh tế- Văn phòng Trung Ương Đảng.

4. TS. Trương Quốc Cường (2009), “Đã đến lúc cần rút ra những bài học từ khủng hoảng kinh tế thế giới”, Tạp chí Cộng sản số 21.

5. Nguyễn Anh Tuấn (2012), “ Về cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á”- Tạp chí nghiên cứu Quốc tế năm 1997, số 20 của Học viện Ngoại giao Việt Nam.

6. Vũ Minh Long (2012), “Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới - Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, biện pháp khắc phục và những hàm ý chính sách cho Việt giữ”.

7. Nguyễn Chiến (2013), “Bài học đắt giá từ 3 cuộc khủng hoảng nợ công”,

Báo Chính phủ.

8. Tạ Đức Thanh, (2013), “Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học cho Việt cho”, Tạp chí Tài chính.

9. Thành An ( 2015), “Khủng hoảng thị trường tài chính Châu Á: Bài học từ quá khứ”, Tạp chí tài chính, số ra ngày 31/8/2015

10. Nguyễn Công Toàn, (2017), “Đánh giá tính bền vững của nợ công và mối quan hệ giữa nợ với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

11. Xuân Thanh (2017), “Châu Á- 20 năm sau khủng hoảng tài chính”, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

12. Mỹ Linh (2019), “5 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất lịch sử nhân loại”

Danh mục tài liệu tham khảo nước ngoài

1. Geogre Soros (1999), The Crisis of Global Capitalism. N.Y.: PuplicAffairs, 1999. M.: INFRA-M, pp. 149-190.

2. Deliagin M (2003), World Crisis: General Theory of Globalization. M.: INFRA-M, pp.304-323.

3. Bartosz Gębka, Dobromił Serwa (2006), “Are financial spillovers stable across regimes?: Evidence from the 1997 Asian crisis”, Journal of International Financial Markets, Institutions and Money.

4. Jong-Hag ChoiJeong-Bon KimJay Junghun Lee, (2011), “Value relevance of discretionary accruals in the Asian financial crisis of 1997–1998”, Journal of Accounting and Public Policy.

5. Denis Yongmin, JoeFrederick Dongchuhl Oh (2017), “Credit ratings and corporate cash holdings: Evidence from Korea’s corporate reform after the 1997 Asian financial crisis”, Japan and the World Economy.

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH CHÂU á 1997 và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w