Biện pháp phục hồi sau khủng hoảng

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH CHÂU á 1997 và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

7. Kết cấu bài nghiên cứu

2.4.Biện pháp phục hồi sau khủng hoảng

Để khôi phục nền kinh tế và ngăn ngừa khủng hoảng tái diễn, các nền kinh tế Đông Á bị ảnh hưởng nặng đều tiến hành các cải cách cơ cấu mạnh mẽ, gồm: cải tổ cách thức quản lý trong khu vực doanh nghiệp, cải cách tài chính, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô, và đổi mới cả phương thức tăng trƣởng kinh tế.

a) Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô

Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã và đang thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả. Cụ thể, các nƣớc từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định và hướng tới mục tiêu giảm lạm phát. Đồng thời, các nƣớc nỗ lực gia tăng lượng dữ trự ngoại hối nhà nước của mình. Từ 1997 đến 2005, năm nước bị ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng đã tăng lượng dự trữ ngoại hối của mình lên bốn lần, đạt 378 tỷ USD.

b) Cải cách khu vực tài chính

Các nước Đông Á đã thực thi các biện pháp, chính sách sau để cải cách khu vực tài chính:

- Xóa và giảm nợ xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính

- Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ

- Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối mới các tổ chức tín dụng và tài chính khác

- Đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính

- Tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín dụng đồng thời với nâng cao kỷ luật thị trường.

c) Cải tổ cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp

Các nước Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã hoàn thiện các thủ tục về phá sản, nỗ lực tái cơ cấu nợ của các xí nghiệp, củng cố các quy định và tiêu chuẩn về cáo bạch, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ cũng như nâng cao quyền lực và

trách nhiệm của ban giám đốc, áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế, tăng cường mức vốn tự có của doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho các hoạt động mua lại và sáp nhập kể cả với doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài.

d) Cải cách các thị trường

Các nước Đông Á đã và đang phát triển thị trường trái phiếu định danh bằng nội tệ của mình. Đồng thời, việc cải cách thị trường lao động đã cho phép các doanh nghiệp tuyển dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn, giúp doanh nghiệp của các nước Đông Á trở nên linh hoạt hơn.

Tính tới năm 2019, sau gần 22 năm kể từ cuộc khủng hoảng, các nước châu Á đã có sự thay đổi đáng kể: Đầu tiên, các nước gặp khủng hoảng đã hạ mức đầu tư và kỳ vọng tăng trưởng xuống mức có thể duy trì được. Các chính phủ châu Á vẫn nhấn mạnh tăng trưởng, nhưng không phải là làm điều đó bằng mọi giá.

Thứ hai, các nước Đông Nam Á giờ đây đã có tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Các chính phủ trong khu vực ít nhất đã từ bỏ việc "bám chặt" vào đồng USD, căn nguyên của sự dễ tổn thương năm 1997.

Thứ ba, các nước như Thái Lan lúc đó đang có thâm hụt thương mại lớn, làm tăng phụ thuộc vào nguồn tài chính nước ngoài, nhưng giờ đây đang có thặng dư. Thặng dư thương mại đã giúp họ tăng dự trữ ngoại hối.

Thứ tư, các nƣớc châu Á giờ đang hợp tác với nhau để cùng phát triển bền vững. Năm 2000, khi cuộc khủng hoảng kết thúc, Sáng kiến Chiang Mai (Thái Lan) được thành lập như một mạng lưới tín dụng tài chính và hoán đổi ngoại hối khu vực. Và hiện nay đã có Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để khu vực hoá việc cung cấp tài chính phục vụ phát triển hạ tầng.

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH CHÂU á 1997 và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 27 - 28)