Về thương mại

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH CHÂU á 1997 và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu bài nghiên cứu

3.1.1.Về thương mại

Theo ước tính thì khoảng 70% kim ngạch mậu dịch của Việt Nam là với các nước Đông Á và phần lớn được thanh toán bằng USD, cho nên trong khi các đồng tiền khác trong khu vực đã bị phá giá từ 80% đến 250$ so với đồng tiền USD, đồng tiền Việt Nam mới chỉ mất giá khoảng trên 10% so với đồng USD, đìều này làm cho hàng nhập khẩu từ các nước Đông Á vào Việt Nam với mức rẻ gần như tương ứng với mức phá giá đồng tiền các nước1. Do đó hàng nhập khẩu từ Đông Á sẽ lấn át hàng nội địa của chúng ta do giá rẻ, lượng hàng hóa nhập khẩu khẩu tăn cao bằng cả hai con đường chính thống và buôn lậu. Giá thiết bị máy móc giảm từ 20% đến 40%, linh kiện diện từ giảm từ 10-30%, bông xơ các loại giảm từ 10-15% điều này gây áp lực lên cán cân thanh toán vãng lai cũng như việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong nước. 2Tuy vậy, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam tạn dụng các cơ hội đầu tư, giảm chi phí đầu vào và tiếp công nghệ sản xuất.

Do cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra căng thẳng, các đồng tiền Đông Á phá giá ở mức cao, tạo sức ép đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này phải giảm giá. Chính vì vậy nguồn thu từ xuất khẩu sẽ giảm vì giá xuất khẩu hạ thì doanh nghiệp nhỏ sản xuất hàng xuất khẩu có thể phải ngừng sản xuất vì doanh thu trang trải cho các yếu tố đầu vào. Ngoài ra, những doanh nghiệp lớn có thể tìm được thị trường khác khi bị ép giá nhưng sản lượng xuất khẩu giảm, doanh thu giảm theo do giá xuất khẩu giảm. Cuối năm 1997, lợi tức của Việt Nam

1 Theo Tổng cục Thống kê

chỉ tính từ xuất khẩu của ngành nông sản đã bị mất khoảng 500 triệu USD, năm 1997 khi cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra và lan rộng, xuất khẩu của Việt Nam thời gian này giảm từ 2252 triệu USD năm 1996 xuống còn 1787 triệu USD năm 1997. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đến năm 1998 chỉ còn 1,9%. Nhập khẩu 1997 chỉ tăng 4% và 1998 giảm 0,8%, 1999 chỉ tăng 2,1%…3

Nguồn: data.worldbank.org

Hình 2: GDP bình quân đầu người và tỷ lệ tăng trưởng GDP (1995-2019)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

3 Theo Tổng cục Thống kê

Hình 1: Xuất nhập khẩu (tỷ USD) của Việt Nam giai đoạn 1996-2000

0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 1996 1997 1998 1999 2000

Xuất khẩu ( tỉ USD ) Nhập khẩu (tỉ USD )

Việc từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, làm thay đổi cả nền kinh tế. GDP tăng trưởng trên 9% đạt được vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%). Lạm phát được kiểm soát từ mức hai chữ số từ năm 1995 (12,7%) xuống mức 4,5% (1996) và 3,6% (1997).4

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH CHÂU á 1997 và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 30 - 32)