- Mở rộng các điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩm
Bên cạnh những điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩm Ohato mà công ty TNHH Dịch vụ Mỹ phẩm Tầm Nhìn Mới đã tạo dựng, công ty cần mở rộng thêm các điểm tiếp xúc thương hiệu Ohato khác để tăng khả năng tiếp xúc thương hiệu với khách hàng, tăng tính tương tác của thương hiệu đối với người tiêu dùng. Một số các điểm tiếp xúc thương hiệu có khả năng tương tác cao với khách hàng như: Zalo, Youtube, Instagram, Flick,… công ty có thể sản xuất các nội dung về tóc, mỹ phẩm tóc, các cách thức làm đẹp cho mái tóc,… để đăng tải lên các kênh thông tin trên và thu hút sự chú ý và tương tác của khách hàng. Qua đó, để khách hàng tiếp cận, nhận biết, tin tưởng và sử dụng sản phẩm Ohato.
3.3 Các kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu chosản phẩm OHATO của công ty TNHH Dịch vụ Mỹ phẩm Tầm Nhìn Mới sản phẩm OHATO của công ty TNHH Dịch vụ Mỹ phẩm Tầm Nhìn Mới
Kiến nghị đối với công ty.
Công ty cần sự tư vấn của các chuyên gia về thương hiệu và xây dựng thương hiệu. Cần tuyển thêm nhân viên có năng lực và trình độ về thương hiệu và quản trị thương hiệu để có thể dễ dàng cho việc quản lý các vấn đề liên quan đến thương hiệu và phát triển thương hiệu.
Ban lãnh đạo phải thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, nói chuyện và chia sẻ về thương hiệu và định hướng của công ty cho nhân viên, giúp họ có được những kiến thức bổ ích về vấn đề này góp phần nâng cao nhận thức cho họ về thương hiệu để
họ có thể thực hiện tốt vào công việc của mình cũng như việc phát triển thương hiệu cho công ty.
Nguồn lực để đầu tư cho hoạt động phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu phải được lên kế hoạch và chi tiêu một cách rõ ràng, tránh tình trạng thiếu nguồn vốn nên phải đầu tư ưu tiên cho các thành tố nào đó dẫn đến việc thiếu đồng bộ và không thống nhất. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến khả năng nhận biết và phân biệt của người tiêu dùng đến sản phẩm thương hiệu Ohato và các sản phẩm của công ty.
Tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng, có thái độ đúng đắn, nhiệt tình tư vấn cũng như giải đáp mọi thắc mắc và phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Biết lắng nghe những đóng góp, nhận xét của khách hàng về chất lượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay những thiếu sót trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu không muốn mất đi khách hàng trung thành thì không nên để khách hàng phải phàn nàn đến lần thứ hai về một vấn đề, như vậy họ sẽ nghi ngờ về thái độ của nhân viên công ty có ghi nhận nhưng không giải quyết dẫn đến mất niềm tin ảnh hưởng đến việc truyền bá hình ảnh thương hiệu của công ty tới công chúng.
Kiến nghị với cơ quan Nhà nước.
Nhà nước cần khuyến khích, đầu tư hơn nữa nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Hỗ trợ đầu tư và phát triển các ngành phát triển và đang phát triển như ngành mỹ phẩm tóc.
Hoàn thiện môi trường pháp lý về thương hiệu và công tác bảo vệ thương hiệu. Hiện nay nước ta chưa có văn bản pháp lý nào đề cập tới vấn đề này. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh của doanh nghiệp liên quan tới xử lý các tình huống tranh chấp thương hiệu, cạnh tranh ko lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Đào tạo nguồn nhân lực về chuyên ngành quản trị thương hiệu cho xã hội bằng cách đưa vào đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng chính quy; xây dựng bộ tài liệu, giáo trình bài bản khoa học phục vụ cho việc giảng dậy; tăng cường hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực quản trị thương hiệu; cử các cá nhân và mời các doanh nghiệp lớn tham gia các buổi hội thảo giúp lĩnh hội và học hỏi nhiều kinh nghiệm cho chuyên môn này.