Ôn tập lí thuyết

Một phần của tài liệu Giao an day them ngu van 7 trong he (Trang 48 - 50)

1. Câu rút gọn

Câu rút gọn là câu thiếu CN, VN hoặc cả hai

nhưng nội dung diễn đạt vẫn hợp lí.

* Cách xác định câu rút gọn

- Phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể - Xác định thành phần của câu

- Tục ngữ, ca dao thường sử dụng câu rút gọn

* Tác dụng

- Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ

- Ngụ ý hành động, đặc điểm được nói đến trong câu là của chung mọi người

2. Câu đặc biệt

- Là loại câu có một trung tâm cú pháp khong phân định được chủ ngữ, vị ngữ, được dùng để giới thiệu vật, hiện tượng, tình thái và bộc lộ cảm xúc

* Tác dụng

- Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Thường là nhiều câu đặc biệt nối tiếp nhau

- Xác định thời gian, nơi chốn - Gọi đáp: thường có:

+ Từ hô gọi:đại từ nhân xưng, tên riêng, tên chức…

+ Từ tình thái: ạ, ơi, nhỉ, này, à, hỡi ơi… - Bộc lộ cảm xúc: thường chứa các thán từ hoặc các từ đánh giá mang tính biểu cảm như; quá, lắm…

3. Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn

- Câu rút gọn có thể khôi phục lại CN-VN - Câu đặc biệt không thể có CN-VN

lên hoàn cảnh, tình hình của sự việc được nói đến trong câu

Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong các VD sau và cho biết tác dụng của chúng.

a. Lần đầu tiên tôi được đến thăm Hạ Long. Biển, trời, mây, nước, đảo gần, đảo xa mang vẻ đẹp thần tiên. ..Một mùa hè thật đáng nhớ. Đi một ngày đàng học một

sàng khôn. Càng yêu Hạ Long, càng yêu đất nước.

b. Mưa và rét! Vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước.

c. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? xác định TN và tác dụng của nó trong các câu sau

a. Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí bóng xuân sang

b. Lao xao…lao xao, sóng vỗ nhè nhẹ vào mạn thuyền

c. Bằng chiếc lưỡi cày và thanh gươm, ông cha ta qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã làm nên sức mạnh nhân nghĩa VN chiến thắng mọi kẻ thù cường bạo!

Ý thức đạo đức của học sinh đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Hãy viết một đoạn văn ngắn(7-10 câu) chứng minh điều đó.

a. Trong đoạn văn đó có sử dụng câu đặc biệt và thành phần TN.

b. Xác định tác dụng của câu đặc biệt và

4. Thêm trạng ngữ cho câu* Các loại trạng ngữ * Các loại trạng ngữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- TN chỉ nơi chốn: ở đâu, chỗ nào - TN chỉ thời gian; khi nào, lúc nào

- TN chỉ nguyên nhân: vì sao, vì cái gì, do đâu. tại ai, tại cái gì…

- TN chỉ mục đích: để làm gì, nhằm mục đích gì

- TN chỉ phương tiện: bằng cái gì, căn cứ vào cái gì

- TN chỉ cách thức: ntn

* Tác dụng

Câu văn cụ thể hơn, biểu cảm sâu sắc hơn

II. Luyện tập

Bài 1

- Câu rút gọn: Đi một ngày đàng học một

sàng khôn. Càng yêu Hạ Long, càng yêu đất nước.

-> rút gọn chủ ngữ(Tôi)

- Câu đặc biệt:

+ Mưa và rét! Vắt rừng -> liệt kê thông báo + Than ôi!

-> bộc lộ cảm xúc

Bài 2

- Sột soạt-> chỉ cách thức

- Trên giàn thiên lí -> chỉ nơi chốn - Lao xao…lao xao-> chỉ cách thức

- Bằng chiếc lưỡi cày và thanh gươm-> chỉ phương tiện

Bài 3

GV hướng dẫn HS làm bài theo các ý cơ bản sau:

- Chọn cách trình bày đoạn văn: quy nạp, diễn dịch…

TN đã dùng. - Liên kết các câu trong đoạn bằng các từ ngữ chuyển ý…

Một phần của tài liệu Giao an day them ngu van 7 trong he (Trang 48 - 50)