1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của thiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương. - Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ, tình cảm :
- Bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn yêu thiên nhiên, cảm nhận sự chuyển đổi tinh tế của thiên nhiên.
4. Năng lực :
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tiếp nhận. - Năng lực riêng: sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Đọc SGK, SGV, tư liệu tham khảo có liên quan bài dạy, soạn kế hoạch
dạy học.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định: (1p) 9A3:... 2. Kiểm tra bài cũ: (5p) 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác” và khái quát nội dung bài thơ ?
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
Thời gian : 1 phút
Mùa thu là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân. Khoảnh khắc giao mùa hạ - thu đã đọng lại ở bao vần thơ từ cổ chí kim. Với Sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh góp một cái nhìn, một cảm nhận tinh tế, mới mẻ về thời điểm nên thơ này. Bài thơ miêu tả khung cảnh vùng đồng bằng Bắc Bộ khi thu vừa chớm đến. Bài học hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thời gian : 30 phút
? Dựa vào chú thích sao trong sách giáo khoa, em hãy giới thiệu về nhà thơ Hữu Thỉnh?
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- GV hướng dẫn HS đọc: đọc to, rõ, chính xác, giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư. - GV, HS đọc, nhận xét cách đọc của HS.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? ? Phương thức biểu đạt chính?
? Nêu bố cục của bài thơ?
- P1 : Cảm nhận không gian làng quê sang thu
A. SANG THU I. TÌM HIỂU CHUNG I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Nguyễn Hữu Thỉnh (1942) - Quê Vĩnh Phúc. - Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Thơ trong sáng, sâu lắng, giàu suy tưởng.
2. Tác phẩm
- Bài thơ sáng tác 1976, in lần đầu trên báo Văn nghệ năm 1977.
- Được tuyển vào tập “Từ chiến hào tới thành phố ”.
- Thể thơ: 5 chữ
- Phương thức biểu đạt chính : Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
- P2 : Cảm nhận không gian đất trời sang thu - Bố cục : gồm 2 phần + P1 : Khổ thơ đầu + P2 : Khổ thơ 2, 3
? Trong câu thơ thứ nhất từ nào diễn tả trạng thái cảm nhận của nhà thơ ? Đó là trạng thái gì?
- Bỗng: ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi của thời tiết tác động đến cảm giác bản thân.
Ở khổ thơ đầu, dấu hiệu của mùa thu không phải là Ngô đồng nhất diệp lạc, Thiên hạ cộng tri thu như trong thơ cổ
; cũng không phải là Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống; lệ ngàn hàng như trong thơ Xuân Diệu cách đây hai phần ba thế kỉ. Vốn hiểu biết nhiều về nông thôn nên Hữu Thỉnh đã đưa vào bài thơ những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc mà vô cùng quen thuộc của quê hương
? Thi sĩ bỗng nhận ra mùa thu qua những hình ảnh nào và bằng những giác quan nào?
- Hương ổi ( Khứu giác) - Gió se ( Xúc giác) - Sương ( Thị giác)
? Con người cảm nhận mùa thu từ hương ổi. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Thu được cảm nhận từ nơi làng quê, trong cảm nhận của người sống gắn bó với làng quê, với người dân miền Bắc thì cây ổi, quả ổi là thứ cây, quả gần gũi, quen thuộc.
? Em hiểu từ “phả vào” và từ “gió se” như thế nào? Nêu cảm nhận của em về câu thơ này?
- Phả vào: Toả vào, trộn lẫn, ở đây là hương ổi toả vào trong gió)
- Gió se: gió heo may hơi lạnh
- Hương ổi phả vào trong gió se : mùi hương ổi tỏa vào trong gió se lạnh làm thức dậy cả không gian vườn ngõ. => Sự cảm nhận tinh tế qua các giác quan, cách dùng từ gợi tả -> Những dấu hiệu thể hiện sự biến đổi của đất trời sang thu.