Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Một phần của tài liệu GIÁO án mẫu 6789 2 cột (Trang 30 - 31)

? Những câu in đậm là lời của nhân vật nào?

- Lời của nhân vật anh thanh niên.

? Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !” là câu nói của anh thanh niên nói với ai?

- Anh nói với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ.

? Em hiểu người thanh niên muốn nói điều gì qua câu nói đó?

- Với câu nói của mình, anh thanh niên muốn nói thêm rằng anh rất tiếc vì thời gian trôi đi thật nhanh.

? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái?

- Dù rất tiếc nhưng anh không muốn nói thẳng điều đó có thể vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình.

? Nếu phải nói thẳng ra, câu này sẽ được nói như thế nào?

- Nếu nói thẳng thì lẽ ra anh thanh niên phải nói: Trời ơi, tiếc quá !

? Nội dung câu nói của anh thanh niên có được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ có trong câu không?

- Nội dung câu nói của anh thanh niên không được diễn đạt

trực tiếp bằng từ ngữ có trong câu, mà muốn hiểu phải suy đoán từ các từ ngữ ấy.

=> Cách nói của anh thanh niên ở trên được gọi là câu nói chứa hàm ý.

? Vậy thế nào là hàm ý?

- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

? Câu nói - Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này ! của

anh thanh niên hướng đến ai?

- Hướng đến cô kĩ sư.

I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

1. Ví dụ : sgk/ 74, 75

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút! phút!

-> Tiếc vì thời gian trôi đi thật nhanh.

? Anh thanh niên nói với mục đích gì?

- Anh muốn thông báo cho cô kĩ sư biết cô còn để quên chiếc khăn mùi xoa ở trên bàn.

? Câu nói này của anh thanh niên có ẩn ý gì không?

-> Câu của anh thanh niên không có ẩn ý.

? Dựa vào đâu ta có thể hiểu được nội dung câu nói của anh thanh niên?

- Dựa vào từ ngữ trong câu. Nội dung thông báo này được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong lời nói của anh thanh niên.

=> Đó là câu nói có nghĩa tường minh

? Thế nào là nghĩa tường minh?

- Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

GV chốt, gọi HS đọc ghi nhớ

* HĐ NHÓM CẶP ĐÔI (2P)

GV đưa Bài tập tình huống :

Một người bạn có nhã ý mời em đến dự sinh nhật nhưng em lại không thể đến (hoặc không muốn đến).

Trong trường hợp trên, theo em, nên dùng hàm ý hay câu có nghĩa tường minh ? Em sẽ nói thế nào ?

GV nhận xét, đánh giá.

* HĐ NHÓM CẶP ĐÔI (3P)

? Trong khi nói (hoặc viết), nghĩa tường minh hay hàm ý

được sử dụng nhiều hơn? Theo em, hàm ý hay nghĩa tường minh quan trọng hơn? Vì sao?

- Nghĩa tường minh được dùng nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng đều quan trọng như nhau. Ngôn ngữ phải được dùng hợp lí, phù hợp hoàn cảnh mới có giá trị. Cần ý thức rõ điều này để tránh lạm dụng.

? Tìm những câu chứa hàm ý trong đoạn trích?

- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi . - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. - Hai câu nói

? Nêu hàm ý của những câu in đậm?

- Câu 1 có hàm ý : Sau bữa ăn này , con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa, mẹ đã bán con rồi.

Một phần của tài liệu GIÁO án mẫu 6789 2 cột (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)