Tóm tắt
Tóm tắt
Khoa Lý luận Chính trị Đại học Kiến trúc Hà Nội ĐT: 0913002529
Email: Phanminhtuan09@gmail.com
Ngày nhận bài: Ngày sửa bài: Ngày duyệt đăng:
1. Đặt vấn đề
Hồ Chí Minh là một tấm gương về tự học. Trong suốt cuộc đời, Người chỉ một lần định nghĩa về tự học trong một câu nói ngắn gọn, súc tích nhưng đầy tư tưởng. Điều đặc biệt là mặc dù câu nói đó ra đời cách đây rất lâu nhưng lại rất phù hợp với quan điểm về tự học của giáo dục học hiện đại.
Theo Hồ Chí Minh, tự học là “tự động học tập” [3, tr.50]. Có nghĩa là việc học tập là do chính bản thân người học quyết định, người học tự giác, tự chủ không cần sự nhắc nhở, giao nhiệm vụ của người khác. Tự mình nhận thấy nhu cầu của bản thân để rồi từ đó tiến hành việc tự học. Hồ Chí Minh giải thích: “Tự động là không phải dựa vào ai, là tự mình biết biến báo xoay xở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức phong phú, mới mẻ” [2, tr.48]. Tự học là tự mình quản lý việc học tập, lĩnh hội tri thức của bản thân. Người học tự vạch ra kế hoạch học tập cho chính mình, kiên trì và nhẫn nại thực hiện kế hoạch đó một cách bài bản, sau đó người học tự kiểm tra đánh giá kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
2. Hồ Chí Minh – những chặng đường tự học
2.1. Giai đoạn trước khi ra đi tìm đường cứu nước
Ngay từ khi còn nhỏ, Hồ Chí Minh đã được quê hương và gia đình hun đúc cho nhiều truyền thống tốt đẹp làm cơ sở ban đầu cho sự nghiệp vĩ đại sau này. Trong những truyền thống tốt đẹp đó có tinh thần hiếu học của gia đình và quê hương. Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc của người cha bởi lòng yêu nước, tinh thần vượt mọi khó khăn thử thách để vươn lên học tập và đỗ đạt. Có lẽ đây chính là nguồn gốc sâu xa bền chặt để hình thành nên ý chí vượt khó để tự học sau này của Hồ Chí Minh.
Lên năm tuổi, Hồ Chí Minh theo cha vào Huế. Tại đây, Người được khai tâm bằng chữ Hán do chính thân phụ của Người truyền đạt. Ý thức học tập nghiêm túc sớm hình thành ở cậu bé Nguyễn Sinh Cung. Nhờ tư chất thông minh cùng với ý thức nghiêm túc Người nhanh chóng hoàn thành những bài tập được giao. Điều này làm cho thân phụ của Người sớm nhận ra những thiên tài đặc biệt ở người con thứ ba của mình.
Sau khi mẹ qua đời (1900), trở về quê hương, Người được cha gửi đến học chữ Hán với các thầy Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quí và sau này là thầy Trần Thân. Các thầy đều là những nhà nho yêu nước. Với ý thức học tập nghiêm túc Nguyễn Tất Thành đã nhanh chóng nắm bắt được những tri thức mà các thầy truyền đạt. Đã có lúc Người đưa ra những câu hỏi mà các nhà nho yêu nước thời đó không dễ trả lời thấu đáo.
Khoảng 13 - 14 tuổi, lần đầu tiên Người được tiếp xúc với các khẩu hiệu: Tự do - Bình đẳng - Bác ái của đại cách mạng Pháp. Với những gì mình hiểu và được chứng kiến, Người đã đặt câu hỏi về những gì ẩn chứa sau các mỹ từ đó? Điều đó chứng tỏ ý thức tự tìm tòi, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức - một yếu tố quan trọng để tự học thành công đã bước đầu hình thành ở Nguyễn Tất Thành.
Tháng 5 -1906, cụ Nguyễn Sinh Sắc vào Huế nhận một chức quan, Nguyễn Tất Thành theo cha trở lại kinh đô. Người đã được thân phụ cho đi học tiếp tại trường Pháp - Việt Đông Ba, sau đó Người tiếp tục học tại trường Quốc học Huế. Người phê phán nền giáo dục thực dân “…trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt. Chúng giấu không cho người nước chúng tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rousseau và Montesquieu cũng bị cấm” [1, tr.477]. Người đã tham gia một số phong trào yêu nước nhưng sự thất bại nhanh chóng của các phong trào yêu nước đó đã đặt cho Người câu hỏi về nguyên nhân của sự thất bại. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong phân tích, đánh giá đã giúp Nguyễn Tất Thành bước đầu có những nhìn nhận đúng đắn về thực chất của những con đường cứu nước bấy giờ. Đó cũng là lời giải cho việc Người từ chối tham gia phong trào Đông Du khi được mời. Đứng trước tình hình như vậy Nguyễn Tất Thành đặt câu hỏi “Vậy thì phải làm thế nào bây giờ ?” [1, tr.477]. Người quyết định tìm một con đường mới, đi ra nước ngoài để xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào ta.
Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, Người không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Đến đây, Người chính thức chia tay với trường học chính qui. Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn,