Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Nội dung Tạp chí xem tại đây (Trang 29)

Từ trước tới nay, ở Việt Nam, khi nói đến các phương pháp số trong xây dựng, người ta thường nghĩ ngay đến phương pháp Phần tử hữu hạn (Finite Element Method - FEM), một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong việc tính toán kết cấu công trình, nền móng cũng như lập biện pháp thi công. Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được đề cập đến như các phương pháp Sai phân hữu hạn (Finite Difference Method - FDM, Phần tử biên (Boundary Element Method - BEM), Thể tích hữu hạn (Finite Volume Method - FVM),… Điều này hoàn toàn có thể giải thích bởi về cơ bản, toàn bộ các lý thuyết tính toán hiện nay đều dựa trên nền tảng của các môn học cơ học kết cấu và sức bền vật liệu mà xuất phát điểm của chúng là các lý thuyết của cơ học môi trường liên tục với các giả thiết như: “Vật liệu có tính chất liên tục, đồng nhất và đẳng hướng” hay “Chuyển vị, biến dạng của vật thể là vô cùng bé so với kích thước của vật thể” [1]. Trong phần lớn các trường hợp thì các giả thiết này là chấp nhận được, việc tính toán không gây sai số đáng kể. Tuy nhiên trong một số trường hợp như sự làm việc của các cấu kiện lắp ghép, của kết cấu gạch đá (đặc biệt là gạch đá không vữa) hay tương tác giữa cọc và đất nền thì tính liên tục, đồng nhất không đảm bảo, hay các chuyển vị, góc xoay là đáng kể, việc sử dụng các phương pháp liên tục như trên không còn chính xác nữa. Khi đó, phương pháp Phần tử rời rạc (Discrete Element Method - DEM) là một gợi ý.

Được đề xuất bởi P.A. Cundall từ những năm 1970 [2][3], phương pháp Phần tử rời rạc không còn xa lạ trên thế giới tuy nhiên vẫn còn rất mới với Việt Nam. Ban đầu, phương pháp này được đưa ra để ứng dụng trong cơ học đá, mô hình hóa tính toán đá nứt nẻ. Dần dần, các lý thuyết của hệ phương pháp này càng hoàn thiện và phát triển và tính ứng dụng của nó cũng được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, với sự phát triển của khoa học máy tính, việc ứng dụng phương pháp ngày càng trở nên dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Nội dung Tạp chí xem tại đây (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)