L ỜI CẢ M ƠN
3.2.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty theo góc độ kế toán tài chính
tài chính
a) Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành sẽ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kế toán sẽ tiến hành tính giá thành khi công trình hoàn thành. Tuy nhiên, do thời gian thi công công trình khá dài, để phục vụ cho yêu cầu quản lý, Công ty tiến hành tính giá thành cho khối lượng xây lắp hoàn thành từng kỳ. Khi đó, kỳ tính giá thành là hàng quý.
b) Đánh giá sản phẩm dở dang
cuối mỗi năm là nhiệm vụ bắt buộc. Kết quả công tác kiểm kê có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chính xác của giá thành sản phẩm trong kỳ. Tại Công ty, định kỳ thành lập đoàn kiểm kê tài sản. Đoàn kiểm kê có nhiệm vụ trực tiếp kiểm kê tài sản, đánh giá khối lượng xây lắp dở dang của từng công trình, hạng mục công trình. Kết quả của kiểm kê là “Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối năm”, sẽ được gửi từ phòng kinh tế kỹ thuật về phòng tài chính kế toán để tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang theo công thức:
Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang Quý 4/2018 Công trình cầu Mè
(Đơn vị tính: đồng)
TT Tên công việc Giá trị dự
toán Giá trị dự toán KLXL hoàn thành Giá trị dự toán KLXL dở dang 1 Lao lắp dầm cầu 2.785.407.987 2.265.142.142 499.110.871 2 Gờ chắn lan can 585.745.314 473.215.097 112.530.217 ………… ………….. ………… ………… Tổng cộng 4.308.303.163 2.764.253.013 1.522.895.176
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP Vinadelta)
•Giá trị dự toán của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ là: 2,764,253,013
•Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ là: 2,265,876,097
•Chi phí thực tế khối lượng xây phát sinh trong kỳ là: 1,705,617,945
Giá trị thực tế của KLXL dở dang cuối
kỳ
Giá trị dự toán của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ = Giá trị dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ x Giá trị thực tế
dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ Chi phí thực tế Giá trị dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ +
•Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là:
c) Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Do đối tượng tính giá thành tại Công ty là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, công ty sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp.
Theo cách tính trên ta có bảng tổng hợp chi phí giá thành quý 4/2018 (Phụ lục 3.31, 3.32).
3.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Vinadelta theo góc độ kế toán quản trị
Hiện nay Công ty CP Vinadelta không chú trọng nhiều tới kế toán quản trị. Công ty CP Vinadelta là một đơn vị sản xuất có quy mô lớn, quy trình phức tạp, việc thi công các công trình kéo dài nhiều năm với nhiều công trình ở các địa điểm khác nhau song các chi phí phát sinh các công trình đều giống nhau. Do vậy các chi phí được tập hợp theo các khoản mục cho từng công trình gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển cần thiết (cấu kiện bê tông chế sẵn) để tạo nên sản phẩm xây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp có tính chất thường xuyên (phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm) của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp.
- Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí liên quan đến hoạt động của các 2,265,876,097 + 1,705,617,945 2,764,253,013 + 1,522,895,176 x 1,522,895,176 = 1,410,767,450 Giá trị thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ Giá trị thực tế dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Giá trị thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ = + –
loại máy thi công như máy xúc, máy đào, máy ủi, máy thuê trộn bê tông… - Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp, bao gồm : tiền lương của nhân viên quản lý đội xây lắp, các khoản trích theo lương của công nhân xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý đội xây lắp (BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN), chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và các chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội xây lắp.
Về dự toán chi phí sản xuất, tại phòng kế toán của công ty có tiến hành xây dựng dự toán cho từng năm trên cơ sở số liệu thực tế của năm trước đó. Việc dự toán chủ yếu nhằm mục đích xác định lượng vật tư cần thu mua và tồn kho để đảm bảo cho hoạt động sản xuất. Phần dự toán chỉ được lập ngay đầu năm theo kế hoạch sản xuất, không được lập và phân tích theo định kỳ.