Với mỗi doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh có nội dung kinh tế khác nhau, công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau. Để lập kế hoạch và tính chính xác giá thành, khống chế và thống nhất các loại chi phí, nhằm nghiên cứu phát sinh trong quá trình hình thành GTSP. Vấn đề đặt ra là phải phân loại chi phí thành từng nhóm riêng theo những tiêu thức nhất định.
Sơ đồ 3.5: Trình tự ghi sổ Nhật ký chung khi áp dụng kế toán máy của Công ty Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Cơ sở dữ liệu kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ kế toán chi tiết Nhập máy Tự động
Qua khảo sát thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Tân Hưng cho thấy Công ty đã phân loại chi phí sản xuất như hướng dẫn của chế độ kế toán, đó là phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như:
Vật liệu xây dựng: Cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng… Vật liệu khác: Bột màu, đinh, dây…
Nhiên liệu: Than, củi…
Vật kết cấu: Bê tông đúc sẵn…
Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc: Thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị sưởi ấm…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp của công nhân trực tiếp thức hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp, kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công (các loại xe máy chạy bằng động lực (điện, xăng, dầu, khí nén…) được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp như máy trộn bê tông, cần cẩu, máy ủi, máy đóng cọc…). Chi phí sử dụng máy thi công được chia làm hai loại:
Chi phí thường xuyên: Là những chi phí phát sinh trong quy trình sử dụng máy thi công được tính thẳng vào giá thành ca máy như: Tiền lương cả công nhân trực tiếp điều khiển hay phục vụ xe máy, chi phí nhiên liệu, động lực, vật liệu dùng cho máy thi công, chi phí khấu hao và sửa chữa thường xuyên máy thi công, tiền thuê máy thi công…
Chi phí tạm thời: Là những chi phí phải phân bổ dần dần theo thời gian sử dụng máy thi công như: chi phí tháo lắp, vận chuyển, chạy thử máy thi công, chi phí về xây dựng, tháo dỡ những công trình tạm thời loại nhỏ như lều, lán phục vụ cho sử dụng máy thi công. Những chi phí này có thể phân bổ dần hoặc trích trước cho nhiều kỳ.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí có liên quan tới việc tổ chức, phục vụ quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng bao gồm:
+ Chi phí nhân viên gồm: tiền lương, phụ cấp, ăn ca phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn ca của công nhân xây lắp, khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định của nhà nước tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế doanh nghiệp.
Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí thể hiện điều kiện khác nhau của chi phí sản xuất, thể hiện nơi phát sinh chi phí, đối tượng gánh chịu chi phí.
Về chỉ tiêu GTSP, hiện nay Công ty TNHH MTV Xây dựng Tân Hưng đang sử dụng các loại giá thành sau: Giá thành dự toán, giá thành thực tế. Giá dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể, trên cơ sở khối lượng công việc, thiết kế mỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công được duyệt, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, HMCT và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng công trình. Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình là căn cứ đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu. Giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để xét thầu trong trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng. Theo quy định tại luật đấu thầu, các đơn vị thi công muốn trúng thầu thì giá dự thầu không được vượt quá giá dự toán được duyệt. Chính vì vậy công ty luôn quan tâm xem giá dự toán như vậy nếu khi trúng thầu thi công thì có đảm bảo bù đắp đuợc chi phí và có lãi hay không. Điều này
không chỉ đòi hỏi từ các cơ quan nhà nước mà chủ đầu tư phải xây dựng định mức phù hợp và tính toán giá thành dự toán công trình đầy đủ, chính xác mà còn yêu cầu về phía công ty phải đưa ra các giải pháp thi công nhằm tiết kiệm chi phí tối đa CPSX, hạ giá thành sản xuất thực tế so với giá trúng thầu nhằm thu lợi nhuận tối đa.
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: ở Công ty, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đồng thời cũng là đối tượng tính giá thành, cụ thể đó là công trình hay hạng mục công trình hoàn thành bàn giao theo các giai đoạn quy ước giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công.
3.2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Tân Hưng dưới góc độ kế toán tài chính