Trong kế toán quản trị, tùy thuộc vào nhu cầu quản lý, chi phí được phân loại theo cách thức sau:
Thứ nhất, phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp được chia thành: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một kỳ kinh doanh, bao gồm: CP NVL trực tiếp, CP NCTT, CP sử dụng máy thi công, CP SXC.
- Chi phí ngoài sản xuất: đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp. Thuộc loại chi phí này gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cách phân lọai này giúp nhà quản lý xác định được trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các bộ phận, xác định mức biến động chi phí ở từng bộ phận để tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp khắc phục. Khong những thế, cách phân loại này còn cung cấp thông tin cho việc lập dự toán chi phí theo từng bộ phận chức năng, làm cơ sở để xác định GTSP.
Thứ hai, phân loại chi phí sản xuất trong mối quan hệ với lợi nhuận xác định từng kỳ
Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành: chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm: Chi phí sản phẩm bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, do vậy các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sản phẩm hình thành qua giai đoạn sản xuất. Trong DN xây lắp, CP sản phẩm bao gồm: CP NVL trực tiếp, CP NCTT, CP sử dụng máy thi công, CP SXC. Khi sản phẩm xây lắp chưa được tiêu thụ thì chi phí sản phẩm sẽ nằm trên giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Khi sản phẩm xây lắp được tiêu thụ, chi phí sản phẩm xây lắp sẽ trở thành giá vốn hàng bán trong báo cáo kết quả kinh doanh
- Chi phí thời kỳ: là những CP phát sinh và ảnh hưởng đến trực tiếp đến lợi nhuận trong cùng một kỳ kế toán, thuộc loại CP này gồm: chi phí bán hàng, CP quản lý DN.
Phân loại chi phí trong mối quan hệ với lợi nhuận xác định từng kỳ là cơ sở để phân tích sự biến động chi phí qua các kỳ kinh doanh, đánh giá hiệu quả
quản lý của các bộ phận và xác định chi phí phát sinh trong từng giai đoạn hoạt động của DN.
Thứ ba, phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành: CP khả biến, CP bất biến, CP hỗn hợp.
- Chi phí biến đổi: là các chi phí có sự thay đổi tỷ lệ với các mức độ hoạt động như CP NVL trực tiếp, CP NCTT. Tổng chi phí biến đổi sẽ tăng (hoặc giảm) tương ứng với sự tăng hoặc giảm của mức độ hoạt động, nhưng chi phí biến đổi tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì không thay đổi.
- Chi phí cốđịnh: là những chi phí không có sự thay đổi theo các mức độ hoạt động đạt được. Thuộc loại chi phí này gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương nhân viên quản lý…
- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả CP biến đổi và CP cố định như chi phí điện, điện thoại… Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí biến đổi, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí cố định.
Thứ tư, các cách phân loại chi phí khác phục vụ cho việc kiểm tra và ra quyết định.
Theo cách phân loại này chi phí bao gồm: Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được; chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp; chi phí chìm; chi phí chênh lệch; chi phí cơ hội
- Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. Một khoản chi phí được xem là chi phí có thẻ kiểm soát được hoặc là chi phí không kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là tùy thuộc vào khả năng cấp quản lý này có thể ra các quyết định để chi phối tác động đến khoản chi phí đó hay là không. Như vậy, nói đến khía cạnh quản lý chi phí bao giờ cũng gắn liền với một cấp quản lý
nhất định: khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó có quyền ra quyết định để chi phối nó thì được gọi là chi phí kiểm soát được (ở cấp quản lý đó), ngược lại khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó không có quyền ra quyết định để chi phối nó thì được gọi là chi phí không kiểm soát được (ở cấp quản lý đó).
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp: là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất thi công một công trình, hạng mục công trình hay một khối lượng công việc nhất định, gồm: CP NVL trực tiếp, CP NCTT, CP sử dụng máy thi công.
Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan gián tiếp tới quá trình thi công các công trình, hạng mục công trình hay nhiều khối lượng công việc khác nhau, như chi phí sản xuất chung. Do đó kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp.
- Chi phí chìm: là khoản chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và sẽ hiển hiện ở tất cả mọi phương án với giá trị như nhau. Đây là khoản chi phí không thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án nào.
- Chi phí chênh lệch: là phần giá trị khác nhau của các loại chi phí của một phương án so với một phương án khác. Đây chính là những chi phí có trong phương án này nhưng lạikhông hoặc có mộtphần trong phương án kia, do đó tạo chênh lệch chi phí.
- Chi phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn thực hiện phương án này thay cho phương án khác.
2.4.2. Nội dung của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp dưới góc độ kế toán quản trị