Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ công chức thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 32 - 35)

3. Mụ cđ ích, nhiệm vụ nghiên cứu

1.4.1. Các yếu tố bên ngoài

Chất lượng đội ngũ công chức cấp huyện chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài sau:

Thứ nhất, các chính sách của Chính phủ

Chính phủ có vai trò quan trọng rất lớn đối với nâng cao chất lượng độingũ công chức. Chính phủ hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý, các thể chế quy định đối với đội ngũ công chức các cấp.Do đặc điểm của đội ngũ công chức có tính thống nhất cao trong toàn hệ thống, chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành nên chất lượng công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chịu sự tác động và chi phối của thể chế quản lý công chức. Thể chế quản lý công chức nói chung bao gồm hệ thống luật pháp, các chính sách, chếđộ liên quan đền tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, luân chuyển, đề bạt, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ bằng vật chất và khuyến khích tinh thần… Thể chế quản lý công chức còn bao gồm bộ máy, tổ chức nhà nước và các quy định về kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của công chức, các quy định về khen thưởng, kỷ luật. Hệ thống thể chế quản lý công chức đầy đủ, có chất lượng, được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, công khai, minh bạch, dân chủ sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cấp.

Ngoài ra, các chính sách của chính phủ về kinh tế xã hội hướng vào đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chống suy dinh dưỡng,bảo vệ sức khỏe của dân cư và người lao động; giáo dục; chính sách xã hội hóa giáo dục; chính sách phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo;chính sách cải cách nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo… cũng có tác động trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức.

Thứ hai, sự phát triển của thị trường lao động

Thị trường lao động của địa phương có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ công chức, bởi khu cung lớn hơn cầu thì việc tuyển dung nói chung, tuyển dụng công chức nói riêng là thuận lợi; khu cung nhỏ hơn cầu thì ngược lại; mặt khác nếu thị trường lao động chưa phát triển thì người lao động ít có

cơ hội tìm việc làm, do vậy người lao động có xu hướng vào khu vực công để tìm công việc ổn định, tuy nhiên khi thị trường lao động phát triển, cơ hội việc làm nhiều nên xu hướng vào làm trong khu vực công sẽ giảm đi, mặt khác những những công chức trong cơ quan nhà nước, nhất là những công chức có trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng nghề nghiệp tốt nếu cảm thấy không được đãi ngộ thỏa đáng, không phù hợp với môi trường làm việc trong khu vực công thì họ sẽ sẵn sàng chuyển công việc sang khu vực ngoài Nhà nước.

Thứ ba, trình độ của nền kinh tế

Trình độ của nền kinh tế tác động đến chất lượng đội ngũ công chức vì đó là cơ sở xác định tiền lương, thu nhập, cải thiện mức sống và nâng cao dân trí của các tầng lớp dân cư cũng như người lao động. Ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố về trí lực, tâm lực, thể lực của cán bộ, công chức. Tăng trưởng kinh tế là cở sởđể Chính phủ có điều kiện đầu tư phát triển con người Việt Nam cả về thể chất, tinh thần, tri thức … Nhờ tăng trưởng kinh tế mà Nhà nước có thể cân đối ngân sách, dành nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, cho khoa học và công nghệ, phát triển tri thức. Nhờ mối quan tâm của Chính phủ mà quy mô giáo dục, đào tạo được mở rộng, chăm sóc sức khỏe cho người lao động được cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao. Các yếu tố này có tác động tích cực đến trình độ học vấn, chuyên môn kĩ thuật, sức khỏe của dân cư, người lao động trong đó bao gồm cả chất lượng đội ngũ công chức cấp huyện. Ngoài ra, trong nền kinh tế trình độ cao thì có cơ cấu kinh tế hợp lý và sử dụng phần lớn công nghệ hiện đại, các thành tựu khoa học và công nghệ được đưa vào cuộc sống. Chính vì vậy, nguồn nhân lực của nền kinh tế trình độ cao đa số là lao động qua đào tạo; hệ thống giáo dục, đào tạo không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Ngược lại, khi nền kinh tế kém phát triển, tăng trưởng kinh tế thấp thì kéo theo các hoạt động trên sẽ bị tác động tiêu cực, chất lượng đội ngũ công chức sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng.

Thứ tư, tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội

Các yếu tố này bao gồm: Đổi mới tư duy, thái độ và trách nhiệm, lối sống, giao tiếp ứng xử, bình đẳng giới, tác phong công vụ, văn hóa công sở…mỗi sự thay đổi của các yếu tố đều tác động tới chất lượng của đội ngũ Công chức cấp huyện

Thứ năm, phát triển của giáo dục,đào tạo

Trong thời kỳ hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển, yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức phải có kiến thức về hội nhập quốc tế, trang bị đầy đủ

kiến thức tin học, ngoại ngữđáp ứng yêu cầu của tổ chức và yêu cầu của từng vị trí việc làm công chức đảm nhận. Chính vì thế, mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo càng cao thì đội ngũ công chức cấp huyện có chuyên môn, nghiệp vụ càng mở rộng.

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ công chức thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)