Triển khai chương trình đào tạo:

Một phần của tài liệu nhân viên bán hàng khối khách hàng tổ chức – (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Triển khai chương trình đào tạo:

Việc triển khai tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo theo kế hoạch do bộ phận quản trị nhân lực chủ trì. Bộ phận này là đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp/ tổ chức để tiến hành các

công việc liên quan như: xác định những người cần/cửđi đào tạo trong từng đợt đào tạo; phối hợp quản lý học viên trong quá trình tham gia đào tạo và đánh giá kết quả sau đào tạo hay đánh giá mức độ phát triển cá nhân sau đào tạo, ….

Đối với CBT, triển khai chương trình đào tạo cũng như các phương pháp triển khai đào tạo thông thường. Khi triển khai, tổ chức hoạt động đào tạo, người làm công tác đào tạo cần xác định và cụ thể hóa những yếu tố quan trọng liên quan và sử dụng các công cụ để quản lý hiệu quả. Quá trình tổ chức, triển khai chương trình đào tạo cần được văn bản hóa và quy định thành biểu mẫu mang tính quy tắc.

Các nội dung trọng yếu cần xác định rõ để triển khai chương trình đào tạo, gồm:

(1). Xác định đối tượng tham gia và mục tiêu đào tạo: dựa vào thông tin của bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo và kế hoạch đào tạo hàng năm.

(2). Xác định hình thức và phương thức đào tạo: lựa chọn hình thức và phương thức đào tạo phù hợp nhất trong các hình thức khác nhau đã được liệt kê trong kế hoạch đào tạo của tổ chức/ Có thể xem lại kinh nghiệm rút ra từ những hoạt động đào tạo của những năm trước đểđiều chỉnh hình thức và phương pháp cho phù hợp với đối tượng tham gia đào tạo

(3). Xác định mục tiêu đầu ra đào tạo: mục tiêu đầu ra của đào tạo theo CBT sẽ chính là mức độ (level) của năng lực được đào tạo của học viên tham gia đào tạo.

(4). Xác định người giảng viên tiến hành đào tạo: đối tượng, mục tiêu, hình thức và phương pháp hoạt động đào tạo sẽ cho thấy rõ yêu cầu năng lực của người giảng viên tiến hành đâò tạo.

(5). Xác định phương pháp đánh giá sau đào tạo CBT: cần phải đưa ra những tiêu chí đánh giá có thểđịnh lượng, đo lường để có thể đánh giá mức độ phát triển năng lực của người học viên so với trước đào tạo và sau đào tạo. Có

thể sử dụng nhiều phương thức đánh giá khác nhau như bài Bài thi viết (trắc nghiệm, tự luận), Phỏng vấn (phỏng vấn trực tiếp, bảo vệ chuyên đề), ….

(6). Xác định kế hoạch tiếp theo sau đào tạo: đây là nội dung không yêu cầu bắt buộc tuy nhiên, đối với những đơn vị áp dụng lộ trình công danh nghề nghiệp đối với từng vị trí thì việc lập kế hoạch sau đào tạo sẽđảm bảo phát triển tổng thể lộ trình công danh của người học viên.

(7). Đánh giá quá trình học tập của người học viên: quá trình học tập của người học viên cần được đánh giá để thấy được họ đã được đào tạo gì, kế hoạch áp dụng kiến thức sau đào tạo vào công việc như thế nào, mục tiêu sau đào tạo và mục tiêu sẽ nâng cao năng lực sau đào tạo đến kỳđánh giá,…

(8). Mở lớp đào tạo: Mở lớp triển khai đào tạo theo đúng kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu nhân viên bán hàng khối khách hàng tổ chức – (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)