Vai trò của phụ nữ trong sản xuất và phân công lao động trong hộ

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở những hộ nghèo khu vực nông thôn tỉnh cà mau (Trang 45 - 54)

hộ

4.2.3.1 Vai trò của phụ nữ trong sản xuất và phân công lao động ở hộ nghèo và cận nghèo

Bảng 4.4 Quyền ra quyết định và thực hiện ở nhóm hộ nghèo

Đơn vị: % Chỉ tiêu

Ngƣời thực hiện

Chồng Vợ Cả hai Con cháu

Ngƣời ra quyết định

Giống cây trồng 50,8 25,4 5,1 18,6

Kỹ thuật canh tác 50,8 25,4 5,1 18,6

Mua công cụ sản xuất 52,5 23,7 5,1 18,6

Mua vật tƣ nông nghiệp 50,8 23,7 6,8 18,6

Bán sản phẩm 49,2 23,7 8,5 18,6

Thuê phƣơng tiện 51,8 23,2 7,1 17,9

Ngƣời thực hiện các khâu trong

công việc Chồng Vợ Cả hai Con cháu

Làm đất 49,2 18,6 10,2 22,0

Gieo cấy 25,4 30,6 22,0 22,0

Bón phân, làm cỏ 28,8 28,8 20,3 22,0

Tƣới tiêu nƣớc 20,3 32,3 25,4 22,0

Phun thuốc trừ sâu 35,6 27,1 15,3 22,0

Thu hoạch 13,6 27,1 39,0 20,3

Bán sản phẩm 10,2 27,1 42,4 20,3

Trong số 36,9% hộ khảo sát đƣợc làm nghề trồng trọt mà chủ yếu là làm lúa, một số ít trồng chuối, đậu bắp, trúc để đan đát.

Ngƣời giữ vai trò quyết định trong lựa chọn giống cây trồng là ngƣời chồng với 50,8% tổng số hộ phỏng vấn. Vì đây là nghề truyền thống, sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng truyền thống cộng với ngƣời chồng là trụ cột trong gia đình. Với 25,4% hộ có vợ quyết định giống cây trồng, nguyên nhân là phụ nữ địa phƣơng có nghề đan đát do đó việc quyết định giống cây trồng là ở họ. Ngoài ra ngƣời chồng, con cái của họ có thể đi làm xa, làm thuê, nên mọi việc nhƣ trồng trọt đều do họ quyết định. Chỉ 18,6% hộ con cháu quyết định giống cây trồng, do sức khỏe của cha mẹ, ông bà nên mọi việc đều do họ quyết định. Nhƣ vậy, quyền quyết định của ngƣời phụ nữ mà ở đây là ngƣời mẹ vẫn thấp hơn so với ngƣời đàn ông tức là ngƣời chồng chỉ bằng 50% mà thôi. Số lƣợng mà cả hai cùng quyết định cũng rất thấp là 5,1% tổng số hộ.

Cũng giống nhƣ quyết định trong chọn lựa giống, từ kỹ thuật canh tác, mua vật tƣ, phân bón, cho đến bán sản phẩm đều tập trung vào ngƣời chồng. do đây là công việc nặng nhọc, ngƣời đàn ông có nhiều thời gian hơn trong tiếp xúc, trao đổi công việc, tiếp thu khoa học kỹ thuật nên kỹ thuật canh tác là do họ quyết định. Chỉ những gia đình không có đàn ông, chồng phải đi làm xa nên họ phải quyết định mà thôi. Trong số đó cũng có những gia đình cả hai vợ chồng cùng đƣa ra quyết định, tuy nhiên không nhiều, điều này thể hiện sự tôn trọng, và dần khẳng định hơn vai trò của ngƣời phụ nữ. Trong số đó cũng có những hộ giao toàn bộ công việc cho con cái của họ vì sức khỏe, hay phải ở nhà trông cháu, chăm sóc gia đình.

Ở phần phân chia công việc, có sự công bằng hơn. Ở khâu làm đất ngƣời đàn ông trong gia đình thực hiện là chủ yếu vì đây là công việc nặng nhọc cần nhiều sức khỏe. Khâu gieo cấy, có sự đồng đều hơn, công việc này chủ yếu do phụ nữ thực hiện, đặc biệt là có sự chia sẻ của ngƣời chồng khi con số cả hai cùng thực hiện là 18,6% hộ. Bởi vì gieo cấy xƣa nay đều do ngƣời phụ nữ làm, tuy vất vả nhƣng nhẹ nhàng hơn so với làm đất. Ngoài ra để rút ngắn thời gian lao động thì ngƣời chồng cũng cùng thực hiện. Bón phân, làm cỏ thì chủ yếu ngƣời chồng thực hiện công việc bón phân, còn làm cỏ là công việc của ngƣời vợ. Do bón phân nặng nhọc hơn và ngƣời chồng là ngƣời ra quyết định về kỹ thuật canh tác nên liều lƣợng, loại phân bón đều do ngƣời chồng, ngƣời đàn ông quyết định. Cũng giống nhƣ làm đất, phun thuốc trừ sâu, tƣới tiêu nƣớc là do phái mạnh thực hiện do họ khỏe, cũng là ngƣời biết nhiều về kỹ thuật canh tác. Thu hoạch là công việc của cả hai khi chiếm phần nhiều nhất là 42,4%, ở giai đoạn này ngƣời vợ, ngƣời phụ nữ gặt lúa, ngƣời đàn ông vác lúa, có sự phân chia công việc rõ ràng. Ở giai đoạn bán sản phẩm sự thực hiện của cả hai

trong giai đoạn này chiếm phần đông nhất là 42,4% do ở phần canh tác đều có sự tham gia của cả hai. Thấp nhất là do ngƣời vợ, ngƣời phụ nữ thực hiện vì là nữ nên họ thƣờng dễ bị ép giá nhiều hơn chính vì vậy mà ngƣời chồng, con trai của họ đứng ra bán sản phẩm thƣờng cao hơn.

Nam giới giữ vai trò quyết định trong hầu hết các khâu quyết định. Tuy nhiên ở giai đoạn thực hiện có sự tham gia nhiều của nữ, họ tham gia nhiều công đoạn quan trọng nhƣ cấy lúa, nhổ mạ, làm cỏ, thu hoạch và tham gia cả vào bán sản phẩm, quyết định giá bán. Cho thấy trong trồng trọt họ giữ một vai trò góp phần hỗ trợ giúp đỡ ngƣời đàn ông rất nhiều, góp phần tạo ra thu nhập cho gia đình. Trồng trọt giúp đỡ cho ngƣời phụ nữ rất nhiều, họ có thể trồng chuối, trái cây, hoa màu, trồng trúc để đan đát, một nghề đƣợc nhiều phụ nữ lựa chọn nhƣ một nghề chính trong gia đình. Tuy nhiên khó khăn lớn đối với họ là nhiễm mặn do tự nhiên, do chính con ngƣời nuôi thuỷ sản không theo huy hoạch, một cách tự phát. Do ở địa phƣơng có ngƣời nuôi nên theo phong trào nhiều ngƣời nuôi theo. Một nguyên nhân nữa là nuôi tôm, thủy sản ít hơn, trung bình một vụ tôm đem lại 70% lợi nhuận, trong khi làm lúa tốn nhiều thời gian công sức nhƣng lợi nhuận đem lại cao nhất nếu đƣợc mùa chỉ đƣợc 50% mà thôi. Việc dẫn nƣớc mặn vào nuôi tôm ảnh hƣởng đến nhiều cánh đồng lúa, năng suất cây trồng không cao, nguồn nguyên liệu tre trúc không mọc đƣợc. Nhiều ngƣời phải bỏ nghề đan đát, còn muốn tiếp tục làm nghề phải chịu chi phí cao để mua nguyên liệu. Hầu hết các sản phẩm từ trồng trọt, đan đát đều bán cho thƣơng lái, ở địa phƣơng không có một cơ sở bao tiêu sản phẩm nào, nên sản phẩm bán ra giá trị không cao, thƣờng bị ép giá. Giống cây trồng mà họ trồng cũng không đồng loạt không thể bán với số lƣợng lớn cùng loại. Địa phƣơng không huy hoạch tổng thể nhƣ trồng cùng một giống lúa giá trị cao để cung cấp cho khách hàng.

Bảng 4.5 Quyền ra quyết định và thực hiện ở nhóm hộ nghèo trong chăn nuôi Đơn vị: % Chỉ tiêu

Ngƣời thực hiện

Chồng Vợ Cả hai Con cháu

Ngƣời ra quyết định Giống nuôi 36,0 42,7 8,0 13,3 Kỹ thuật nuôi 36,0 42,7 8,0 13,3 Quy mô 34,7 42,7 9,3 13,3 Mua vật tƣ 41,3 40,0 5,3 13,3 Bán sản phẩm 37,3 42,7 6,7 13,3 Ngƣời thực hiện các

khâu trong công việc Chồng Vợ Cả hai Con cái

Làm chuồng trại 52,0 21,3 5,3 21,4

Mua giống 38,7 33,3 8,0 20,0

Mua thức ăn, chăn

nuôi thú y 22,7 33,3 24,0 20,0

Cho ăn, vệ sinh

chuồng trại 13,3 40,0 28,0 18,7

Bán sản phẩm 13,3 33,3 34,7 18,7

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu ở Cà Mau năm 2014

Khác với trồng trọt, chăn nuôi với sự tham gia quyết định và thực hiện phần nhiều của ngƣời phụ nữ trong chăn nuôi heo, gia cầm, còn thủy sản tập trung chủ yếu là của ngƣời đàn ông, ngƣời đàn ông thƣờng là đi làm công việc thêm ở bên ngoài nhiều hơn. Trong giai đoạn quyết định do chăn nuôi chủ yếu là do ngƣời phụ nữ thực hiện có thể vừa ở nhà chăm sóc gia đình, vừa chăn nuôi thêm để tạo ra thu nhập. Trong chọn giống, ngƣời phụ nữ quyết định cao nhất ngƣời vợ, ngƣời mẹ quyết định 42,7%, do họ là ngƣời trực tiếp chăn nuôi,

thông qua trao đổi với những ngƣời phụ nữ khác họ biết sẽ lựa chọn loại con giống nào để cho ra năng suất cao nhất. Tƣơng tự ở kỹ thuật nuôi họ cũng là ngƣời ra quyết định chính, kỹ thuật nuôi phần lớn là kinh nghiệm bản thân và trao đổi với những ngƣời chăn nuôi thành công trƣớc đó. Quyết định kỹ thuật chăn nuôi ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi, đa số để có vốn chăn nuôi họ phải vay vốn, phần vốn vay không nhiều, chỉ đủ để nuôi một con giống, xây dựng chuồng trại. Cũng có thể là lần đầu chăn nuôi nên khi xảy ra dịch bệnh, vốn ít không tiêm chích ngừa bệnh đầy đủ, vì vậy khi xảy ra dịch bệnh họ thƣờng đối phó không kịp, mất đi nguồn vốn, không trả đƣợc nợ. Kỹ thuật nuôi cũng có thể là ngƣời chồng quyết định, do ngƣời chồng có thời gian giao tiếp, trao đổi nhiều hơn nên do họ quyết định. Quy mô là do ngƣời vợ quyết định chủ yếu, ngoài ra còn có sự bàn bạc giữa hai vợ chồng để quyết định quy mô phù hợp với điều kiện tài chính, thời gian của ngƣời chăn nuôi. Thƣờng quy mô chăn nuôi của họ nhỏ lẻ do vốn ít, điều kiện sức khỏe, hoặc do vừa phải chăm sóc gia đình vừa phải chăn nuôi nên lựa chọn quy mô nhỏ là một lựa chọn phù hợp, ngoài ra diện tích đất hạn hẹp, nhiều hộ phải sống nhờ đất ngƣời khác đến việc chăn nuôi rất khó khăn. Quyết định mua vật tƣ cũng phần nhiều ở ngƣời phụ nữ, vì họ trực tiếp chăn nuôi, nên biết đƣợc khi nào cần mua thuốc, thức ăn. Tuy nhiên, ngƣời đàn ông, ngƣời chồng, con cái cũng giúp đỡ nên họ cũng có quyền quyết định mua thức ăn, vật tƣ. Bán sản phẩm là do ngƣời vợ quyết định hoặc con cháu mà chủ yếu là con gái, con dâu của họ quyết định. Ở giai đoạn thực hiện, trong khâu làm chuồng trại, thƣờng là ngƣời chồng và con cái mà chủ yếu là con trai của họ thực hiện, do phải vận chuyển tốn nhiều sức lực. Sau khi quyết định con giống, ngƣời chồng, ngƣời con trai trong gia đình sẽ là ngƣời đi mua giống, bắt con giống đem về. Thực hiện mua thức ăn thƣờng là con cái trong gia đình, do ngƣời vợ chỉ tập trung phần lớn thời gian ở nhà, khi cần mua nguyên vật liệu họ sẽ báo cho chồng, con trai để mua. Cũng có những gia đình, chồng đi làm xa nên tấc cả công việc đều do ngƣời phụ nữ đảm nhận. Cho ăn, vệ sinh chuồng trại chủ yếu là ngƣời vợ, nhƣng nhiều gia đình thì cả vợ chồng đều làm, con cái cũng giúp thực hiện do ở một số hộ việc chăn nuôi giao hẳn do con cái. Bán sản phẩm là công đoạn mà cả vợ và chồng cùng thực hiện là nhiều nhất, kế đó là do ngƣời vợ. Tại vì sản phẩm chủ yếu là bán cho thƣơng lái, nên cả hai vợ và chồng cùng bán để tránh bị ép giá, ép cân. Nhìn chung hoạt động chăn nuôi là một nghề đƣợc nhiều phụ nữ lựa chọn và họ đóng một vai trò quan trọng, họ tham gia hầu hết các công đoạn. Tuy nhiên hoạt động chăn nuôi ở đây chủ yếu là nhỏ lẻ, trừ đi chi phí đem lại lợi nhuận không quá nhiều, đó là chƣa kể đến dịch bệnh. Ở địa phƣơng, có chƣơng trình vay vốn dành cho phụ nữ để chăn nuôi, nhƣng gói vay không nhiều, chƣa xây dựng đƣợc hệ thống vệ sinh và các tiêm phòng cần

thiết. Đa số các phụ nữ đều muốn có việc làm và chăn nuôi là ngành nghề đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn, nhƣng khó khăn lớn của họ là vốn, không có đất sản xuất, gia đình chỉ có nền nhà, thậm chí còn phải ở đậu. Khó khăn lớn nữa là không có kiến thức, kinh nghiệm nên nhiều hộ sợ thất bại không dám vay vốn để chăn nuôi, bởi ở địa phƣơng chỉ cho vay tiền, cung cấp con giống xem nhƣ hết trách nhiệm mà không cung cấp kiến thức, khoa học hỗ trợ, giúp đỡ họ trong chăn nuôi để thoát nghèo. Khi chăn nuôi thất bại họ cũng không đƣợc hỗ trợ để tái đàn mà ngƣợc lại còn mắc nợ, không trả đƣợc nguồn vốn đã vay.

4.2.3.2 So sánh vai trò của phụ nữ trong sản xuất và phân công lao động giữa hộ nghèo và không nghèo

Bảng 4.6 So sánh sự khác biệt về vai trò của phụ nữ trong sản xuất và phân công lao động giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo trong trồng trọt

Đơn vị: %

Quyết định

p Hộ nghèo Hộ không nghèo

Chồng Vợ Cả hai Con Chồng Vợ Cả hai Con Giống 0,25 43,5 30,4 8,7 17,4 59,4 9,4 12,5 18,6 Kỹ thuật 0,24 43,5 30,4 8,7 17,4 59,4 9,4 12,5 18,6 Mua công cụ 0,25 43,5 30,4 8,7 17,4 59,4 9,4 12,5 18,6 Mua vật tƣ 0,25 43,5 30,4 8,7 17,4 59,4 9,4 12,5 18,6 Bán sản phẩm 0,25 43,5 30,4 8,7 17,4 59,4 9,4 12,5 18,6 Thuê phƣơng tiện 0,24 43,5 30,4 8,7 17,4 62,5 9,4 9,4 18,7

Thực hiện

p Hộ nghèo Hộ không nghèo

Chồng Vợ Cả hai Con Chồng Vợ Cả hai Con Làm đất 0,26 43,5 17,4 17,4 21,7 50,0 3,1 9,4 34,4 Gieo cấy 0,26 17,4 34,8 26,1 21,7 28,2 12,5 21,9 34,4 Bón phân, làm cỏ 0,17 26,1 30,4 21,7 21,7 31,3 6,3 25,0 34,4 Tƣới nƣớc 0,33 17,4 34,8 26,1 21,7 40,6 6,3 15,6 34,4 Phun thuốc 0,27 34,8 26,1 17,4 21,7 40,6 6,3 15,6 34,4 Thu hoạch 0,33 13,0 26,1 39,1 21,7 25,0 9,3 31,3 34,4 Bán sản phẩm 0,92 4,3 30,4 43,5 21,7 25,0 9,3 34,3 34,4

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu ở Cà Mau năm 2014

Thực hiện kiểm định Chi bình phƣơng về mối quan hệ về quyền quyết định và thực hiện với nhóm hộ nghèo và không nghèo trong trồng trọt, các chỉ số p > 0,05 cho thấy không có sự khác biệt về quyền quyết định giữa hai nhóm hộ. Ở những hộ không nghèo quyền quyết định cũng tập trung chủ yếu vào ngƣời chồng, ngƣời đàn ông trong gia đình. Không có sự khác biệt trong quyết định công việc. Sự quyết định của cả hai và con cái, cha mẹ và con cái cùng đƣa ra quyết định nhiều hơn chỉ quyết định đơn lẻ của ngƣời vợ. Tƣơng tự trong thực hiện, ngƣời chồng thực hiện hầu hết các việc nặng nhọc, nhƣng ở nhóm gia đình này cả hai cùng thực hiện nhiều hơn, sự phân chia trong công việc ngang bằng hơn. Đặc biệt trong thu hoạch và bán sản phẩm sự tham gia thực hiện của cả hai là cao nhất. Đây là những nhóm hộ có đất canh tác vì vậy mà ít làm thuê, làm mƣớn chuyên tâm hơn cho công việc, hiệu quả làm việc cao hơn. Nhóm hộ trồng trọt cũng ít hơn do hiệu quả từ nuôi trồng, chăn nuôi

và tình hình nhiễm mặn nên nhiều hộ đã chuyển sang đào áo nuôi cá hoặc những hộ có nhiều đất sẽ cho những hộ nghèo, cận nghèo thuê để canh tác. Bảng 4.7 So sánh sự khác biệt về quyền ra quyết định và thực hiện ở nhóm hộ nghèo và không nghèo trong chăn nuôi

Đơn vị: %

Quyết định

p Hộ nghèo Hộ không nghèo

Chồng Vợ Cả hai Con cháu Chồng Vợ Cả hai Con cháu Giống nuôi 0,00 24,1 65,5 6,9 3,5 47,5 15,3 20,3 16,9 Kỹ thuật nuôi 0,00 24,1 65,5 6,9 3,5 47,5 15,3 20,3 16,9 Quy mô 0,00 24,1 65,5 6,9 3,5 47,5 15,3 20,3 16,9 Mua vật tƣ 0,00 27,6 62,1 6,9 3,4 47,5 15,3 20,3 16,9 Bán 0,00 24,1 65,5 6,9 3,5 47,5 15,3 20,3 16,9

Thực hiện p Hộ nghèo Hộ không nghèo

Chồng Vợ Cả hai Con cháu Chồng Vợ Cả hai Con cháu Làm chuồng trại 0,00 37,9 37,9 3,5 20,7 32,2 6,8 25,4 35,6 Mua giống 0,00 20,7 58,6 6,9 13,8 20,3 11,9 32,2 35,6 Mua thức ăn, thú y 0,00 17,2 55,2 13,8 13,8 18,6 10,2 35,6 35,6 Cho ăn, vệ sinh 0,00 10,3 62,1 17,3 10,3 13,6 16,9 35,6 33,9 Bán sản phẩm 0,00 10,3 51,8 27,6 10,3 15,3 13,6 38,9 32,2

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu ở Cà Mau năm 2014

Thực hiện kiểm định Chi bình phƣơng, p < 0,05 cho thấy có mối quan hệ giữa quyền quyết định và thực hiện trong chăn nuôi với loại hộ. Trong chăn

nuôi có một sự khác biệt giữa các hộ nghèo và hộ không nghèo. Quyền quyết định giống nuôi, kỹ thuật nuôi phần nhiều thuộc về ngƣời đàn ông. Ngƣời phụ

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở những hộ nghèo khu vực nông thôn tỉnh cà mau (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)