Vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý điều hành sản xuất

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở những hộ nghèo khu vực nông thôn tỉnh cà mau (Trang 41 - 45)

4.2.2.1 Vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý điều hành sản xuất ở hộ nghèo và cận nghèo

Nam 71% Nữ

29%

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp từ 160 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn Cà Mau

Hình 4.4 Tỷ lệ ngƣời phụ nữ làm chủ hộ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy phụ nữ đóng một vai trò quan trọng vào việc gia đình và tham gia quản lý sản xuất. Nhƣng tỷ trọng này vẫn ít so với nam giới. Thể hiện ở hình 4.4, phụ nữ làm chủ hộ chỉ chiếm 29% chỉ bằng 1/3 so với nam giới mà thôi. Điều nay cho thấy hiện nay mặc dù sự phân biệt giới tính đã thoáng hơn so với trƣớc, nhƣng do phong tục tập quán, quan niệm truyền thống, đặc biệt là ở khu vực nông thôn với các hộ truyền thống làm nghề nông. Đa phần những ngƣời phụ nữ làm chủ hộ là những ngƣời đơn thân, có gia đình nhƣng chồng đã mất, một ít là do ngƣời chồng không biết chữ, ngại giao tiếp, hoặc là ngƣời già chỉ đứng tên hình thức, còn lại mọi công việc đều do con cái. Độ tuổi trung bình của những ngƣời phụ nữ làm chủ hộ vào khoảng 49,5 tuổi. Ở độ tuổi này cho thấy sự chín chắn và kinh nghiệm. Ở đây không có sự khác biệt về giới tính của chủ hộ giữa những hộ nghèo, không nghèo.

Bảng 4.2 Quyền ra quyết định trong nhóm hộ nghèo và cận nghèo

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Ngƣời ra quyết định

Chồng Vợ Cả hai

Quyền kiểm soát kinh tế tài sản 65,4 31,2 3,4

Đứng tên tài sản 69,8 29,6 0,6

Đứng tên đăng ký xe máy 71,6 25,7 2,7

Đứng tên vay vốn 60,3 39,7 -

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu ở Cà Mau năm 2014

Thông qua khảo sát 160 hộ với 159 hộ có quyền kiểm soát kinh tế tài sản, đứng tên tài sản, 74 hộ có đăng ký tên xe máy, 63 hộ có vay vốn. Kết quả cho thấy ở quyền kiểm soát kinh tế tài sản, ngƣời chồng giữ vai trò chủ yếu là 65,4%, gấp hai lần so với ngƣời vợ, và con số mà cả hai vợ chồng đứng tên chỉ là 3,4%. Đây cũng là đặc điểm chung của khu vực nông thôn Việt Nam. Ảnh hƣởng của quan điểm truyền thống, cùng với sức mạnh, ngƣời đàn ông đƣợc mặc định gánh vác gia đình, vì vậy phần lớn quyết định đặc biệt là kinh tế đều do ngƣời đàn ông quyết định. Tuy vậy, ngƣời vợ, ngƣời phụ nữ đang dần thể hiện chỗ đứng của mình khi 31,2% có ngƣời phụ nữ giữ vai trò quyết định tài sản. Trƣờng hợp này thƣờng rơi vào những gia đình có ngƣời phụ nữ, họ là những ngƣời có kinh nghiệm giỏi tính toán, biết cách làm ăn, đƣợc tôn trọng, hoặc do ngƣời chồng không biết chữ, tài sản có sẵn của vợ, hoặc là những gia đình đơn thân chỉ có một ngƣời phụ nữ, hay vợ với các con, cũng có những gia đình ngƣời chồng chỉ đi làm kiếm tiền ngƣời vợ đƣợc giao hoàn toàn nhiệm vụ kiểm soát tài sản hoàn toàn cho ngƣời vợ, ngƣời vợ thƣờng chi tiêu tiết kiệm hơn nên đƣợc tin tƣởng hơn trong việc giữ những tài sản có giá trị. Với 3,4% trƣờng hợp là rất ít, hai vợ chồng thảo luận hoặc mẹ và các con thảo luận để đƣa ra quyết định. Do tài sản là do hai ngƣời làm ra, hoặc do sự tôn trọng họ sẽ bàn bạc để đƣa ra quyết định phù hợp nhất.

Ngƣời đứng tên tài sản phần nhiều là nam giới với 69,8% hộ. Dựa vào sức mạnh, theo truyền thống nam giới hiển nhiên đứng tên tài sản, hơn nữa khi khi phân chia tài sản gia đình, thƣờng sẽ chia cho con trai, ngƣời đàn ông thƣờng đƣợc phân công làm các thủ tục hành chính, vì thế giấy tờ đất đai thƣờng do ngƣời đàn ông đảm nhận. Có 29,6% phụ nữ đứng tên giấy tờ, do gia

đình có mẹ là ngƣời lớn tuổi, ngƣời mẹ sẽ đứng tên đất đai trên danh nghĩa, tài sản riêng của vợ, ngƣời vợ đơn thân.

Có 74/160 hộ có xe máy, nguyên nhân là do đa phần là những hộ nghèo việc mua một chiếc xe máy đối với họ không dễ dàng. Có 71,6% xe máy do ngƣời chồng đăng ký tên. Đối với những gia đình nông thôn không có gì ngạc nhiên về điều này, bởi do ngƣời đàn ông là trụ cột gia đình nên các tài sản lớn bao gồm xe máy thƣờng do họ đứng tên, hơn nữa khi có việc đi lại thƣờng là do ngƣời chồng chở. Với 25,7% gia đình trong số 74 gia đình có vợ đứng tên tài sản do họ buôn bán, đi làm cần phƣơng tiện đi lại hoặc ngƣời chồng không biết lái xe. Chiếm 2,7% số gia đình có xe máy mà cả hai vợ chồng cùng đứng tên đăng ký xe máy, do công việc nên cả hai vợ chồng đều đứng tên đăng ký xe máy.

Trong 63/160 hộ có vay vốn, những hộ còn lại không vay vốn do họ chƣa tiếp cận đƣợc các gói tín dụng hoặc không dám vay vì sợ không có điều kiện trả nợ. Đa phần là vay theo dạng tín chấp vì phần lớn họ không có tài sản có giá trị, đất đai sản xuất để vay thế chấp. Có 60,3% hộ có ngƣời chồng đứng tên vay vốn, do trong gia đình nông thôn quyền quyết định chính thuộc về ngƣời chồng nên việc đứng tên vay vốn hay quyết định vay vốn cũng là bình thƣờng. Còn lại 39,7% hộ có ngƣời vợ đứng tên vay vốn, do họ thực hiện vay các gói vay của hội phụ nữ, hoặc do ngƣời vợ đứng tên giấy tờ, làm chủ hộ, ngƣời chồng không biết chữ, hoặc các gói tín dụng mà chỉ khi tham gia hội phụ nữ mới đƣợc vay dùng để chăn nuôi. Trong đó nổi lên, một hình thức tín dụng xanh, là nhiều phụ nữ trong hội cùng bỏ ra một số tiền để cho những trong hội viên vai lại với lãi suất thấp. Tuy nhiên số tiền vay không nhiều, nên chúng sử dụng chủ yếu là cho chi tiêu trong gia đình mà thôi.

4.2.2.1 So sánh vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý điều hành sản xuất ở hộ nghèo và không nghèo

Bảng 4.3 So sánh sự khác biệt giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo trong quản lý điều hành

Đơn vị: % Chỉ tiêu

p

Hộ nghèo Hộ không nghèo

Chồng Vợ Chồng Vợ

Quyền kiểm soát

kinh tế tài sản 0,89 63,3 34,2 63,8 32,5

Đứng tên tài sản 0,58 68,4 30,4 71,3 28,7

Đứng tên đăng ký xe

máy 0,89 69,6 26,1 73,1 24,4

Đứng tên vay vốn 0,81 67,9 13,3 64,3 35,8

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của nhóm nghiên cứu ở Cà Mau năm 2014

Thông qua kiểm định Chi bình phƣơng, dựa vào p > 0,05 không có sự khác biệt giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo về quyền định kiểm soát kinh tế tài sản, đứng tên vay vốn, đăng ký xe máy. Nhìn chung, ở nông thôn ngƣời đàn ông luôn giữ vai trò quyết định trong kinh tế tài sản, hộ gia đình. Tuy nhiên ngƣời phụ nữ đang dần chia sẻ công việc lớn nhƣ quyết định kinh tế hộ gia đình. Khi thực hiện phỏng vấn trên địa bàn, nhận thức của các thành viên trong gia đình, ngƣời đàn ông đứng tên giấy tờ là điều hiển nhiên, cả ngƣời vợ và chồng đều hài lòng khi ngƣời chồng đứng tên trong sổ đỏ. Có thể do tập quán và nhận thức của ngƣời nông dân đã ảnh hƣởng gây ra sự bất công trong việc sở hữu, kiểm soát các nguồn lực đất đai giữa nam và nữ.

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở những hộ nghèo khu vực nông thôn tỉnh cà mau (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)