MÔ TẢ KHÁI QUÁT VỀ HỘ NGHÈO

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở những hộ nghèo khu vực nông thôn tỉnh cà mau (Trang 35 - 37)

Thực hiện nghiên cứu ở hai huyện U Minh và Cái Nƣớc, ở bốn xã Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Lý Thế Trân và Tân Hƣng Đông. Qua khảo sát thực tế 160 hộ nghèo và cận nghèo ở 4 xã trên, nghề nghiệp của những hộ trên là làm thuê, làm ruộng, nuôi tôm, chăn nuôi, đan đát, buôn bán nhỏ. Trong đó làm thuê, làm ruộng, nuôi tôm là chủ yếu, một số ít đan đát. Nguyên nhân do làm ruộng, nuôi tôm là nghề nghiệp truyền thống nên nhiều hộ gia đình theo nghề này. Tuy nhiên nhiều hộ gia đình do không có đất sản xuất nên làm thuê là nguồn thu nhập chủ yếu của họ. Đan đát cũng là một nghề truyền thống của địa phƣơng, tuy nhiên do nhiễm mặn nên nguồn nguyên liệu nhƣ tre trúc ít dần, sự khan hiếm về nguồn nguyên liệu dẫn đến nghề này đang giảm dần. Trình độ học vấn của họ đa phần là cấp tiểu học, con cái phải bỏ học từ sớm vì vậy mà cơ hội việc làm của họ không nhiều. Trong đó, vẫn có trƣờng hợp chủ hộ là ngƣời không biết chữ, trình độ học vấn cao nhất là trung học, nhìn chung trung bình vào khoảng là lớp 5 và lớp 6.

Nguồn: Khảo sát thực tế

Hình 4.1 Cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ

Diện tích đất sản xuất của họ không nhiều, có hộ thậm chí còn không có đất sản xuất, phải ở đậu, hộ có diện tích lớn nhất là 12.960 m2

, trung bình vào khoảng 2.417,795 m2

(Số liệu thống kê trực tiếp từ nhóm nghiên cứu, 2014). Tuy nhiên đối với những hộ có đất thì lại không có vốn, kỹ thuật, các vấn đề sức khỏe nên vẫn rơi vào nhóm hộ nghèo.

Tỷ lệ lao động của gia đình trung bình vào khoảng 54,8% với hai đến ba thành viên lao động tạo ra thu nhập, thấp nhất là 0,0% các thành viên trong gia đình không còn sức lao động (Số liệu thống kê trực tiếp từ nhóm nghiên cứu, 2014). Nguyên nhân là do gia đình neo đơn, già yếu nên thu nhập của họ chỉ trông chờ vào trợ cấp, giúp đỡ của làng xóm. Hoặc do gia đình có ngƣời già yếu, có con nhỏ nên không thể tham gia sản xuất, đi làm, tạo ra thu nhập.

Trong 160 hộ khảo sát thực tế thì 63 hộ vay vốn. Nguồn vốn vay của họ chủ yếu là từ ngân hàng chính sách xã hội vay theo hình thức tín chấp do không tài sản để tín chấp. Nguồn vốn vay của họ dùng để xây giếng nƣớc, làm đƣờng, sản xuất, chăn nuôi. Với sự kết hợp của ngân hàng, đa phần họ đƣợc vay với mức ƣu đãi là 0,65% và 0,8%. Vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích, tuy nhiên một số hộ do chăn nuôi sản xuất không có hiệu quả nên không thể trả lãi cũng nhƣ hoàn vốn. Còn lại 97 hộ gia đình không vay là do họ chƣa tiếp cận đƣợc nguồn vốn, chậm giải quyết vốn cho những hộ có nhu cầu đƣợc vay, hoặc do họ không dám vay vì sợ làm ăn thất bại, sợ không trả đƣợc nợ. Ngoài ra ở địa phƣơng còn có hình thức hùng vốn để giúp đỡ cho những gia đình khó khăn khi tham gia các hội nhƣ hội phụ nữ. Tuy nhiên hầu hết các gói vay có giá trị không cao, không đủ giải quyết các vấn đề của ngƣời dân trong chăn nuôi sản xuất, đặc biệt là các chi phí phát sinh do dịch bệnh hay xây dựng chuồng trại.

Có 87/160 hộ có phƣơng tiện sản xuất nhƣ xuồng, ghe, xe máy. 110/160 hộ xe máy có thể đi đến tận nhà. Đây là những yếu tố hết sức cần thiết trong sản xuất, để giảm chi phí sản xuất, tuy nhiên số hộ gia đình sở hữu các phƣơng tiện sản xuất chỉ trên 50%, 50/160 hộ còn lại khó khăn trong đi lại, ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, tiếp thu khoa học kỹ thuật. Một số gia đình vẫn còn đi lại bằng cầu khỉ. Ở địa phƣơng không có nhà máy bao tiêu sản phẩm, sản phẩm mà họ làm đƣợc chủ yếu để sử dụng và bán thƣơng lái. Đây là cũng là một khó khăn vì hàng hóa bán cho thƣơng lái rất dễ bị ép giá, lệ thuộc. 22/160 hộ cho là có cơ sở bán cây, con giống ở địa phƣơng, do sự tiếp cận với nguồn giống còn thấp, họ chủ yếu làm thuê nên không quan tâm. 57/160 hộ có thành viên tham gia vào các lớp đào tạo nghề nhƣ học may, nấu ăn nhƣng hiệu quả mà các lớp học nghề mang lại chƣa cao do ở huyện không có cơ sở, nhà máy để họ có thể đi làm tạo thêm thu nhập. Phần đông không tham gia nguyên nhân là do hiệu quả mà nó mang lại chƣa cao, do không có thời gian, do bận chăm sóc con cái, ngƣời già. 104/160 hộ có thành viên tham gia hội đoàn thể, nhƣng chủ yếu là mang tính hình thức, chƣa có nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ giúp đỡ nhau giảm nghèo, thoát nghèo. Còn các hộ còn lại hầu nhƣ không

có thành viên tham gia hội đoàn thể cũng là do hiệu quả mà nó mang lại và hội tồn tại chỉ mang tính hình thức mà thôi.

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở những hộ nghèo khu vực nông thôn tỉnh cà mau (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)