Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở những hộ nghèo khu vực nông thôn tỉnh cà mau (Trang 39 - 41)

Công tác bình đẳng giới trên tỉnh Cà Mau thời gian qua thực hiện tốt. Tiếp tục thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trong hầu hết các lĩnh vực quản lý xã hội, phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, gia đình. Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, công tác xã hội, sở hữu đất đai, hệ thống chính quyền, lực lƣợng lao động nữ giới còn hạn chế so với nam giới. Trong lĩnh vực giáo dục, phụ nữ cán bộ lãnh đạo trƣờng học chiếm 25,8%. Tình hình trẻ em gái đi học giảm đều theo cấp học.

4.2.1.1 Sự tham gia vào phát triển kinh tế của người phụ nữ trong hộ

Trong 160 hộ gia đình nghèo và cận nghèo thì tỉ lệ ngƣời phụ nữ tham gia vào phát triển kinh tế là 60%. Còn lại không tham gia tạo ra thu nhập nguyên nhân là do sức khỏe, phải chăm sóc ngƣời già, con nhỏ, nội trợ để chồng, con cái đi làm. Ngƣời phụ nữ đóng một vai trò quan trọng, họ tham gia vào nhiều hoạt động trong trồng trọt, giữ vai trò chủ đạo trong chăn nuôi, nội trợ để ngƣời chồng tham gia phát triển kinh tế. Họ rất muốn tham gia hoạt động sản xuất để tạo ra thu nhập, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, ngăn cản họ tham gia.

Thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia với sự vận động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan đại diện cho phụ nữ Việt Nam, đề ra các chƣơng trình, vận động ngƣời phụ nữ tham gia tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo. Hƣởng ứng phong trào đó ở Cà Mau cũng có nhiều chƣơng trình giúp đỡ họ nhƣ cho vay vốn, hoặc hội phụ nữ ở địa phƣơng vận động phụ nữ địa phƣơng tham gia hội phụ nữ, các hội viên sẽ cùng hùng tiền để hỗ trợ nhau để chăn nuôi, giúp đỡ khi bệnh tật. Ngoài ra còn có chƣơng trình dạy nghề nhƣ nấu ăn, dạy may cho phụ nữ địa phƣơng. Sau khi tốt nghiệp học viên sẽ đƣợc cấp bằng để xin việc. Bên cạnh những hội phụ nữ địa phƣơng thực hiện đúng trách nhiệm, có nhiều chƣơng trình thiết thực nhƣng cũng có những hội phụ nữ ở những ấp, hội phụ nữ và tham gia hội chỉ mang tính hình thức mà thôi. Hội viên không đƣợc tiếp cận các chƣơng trình vốn vay giành cho họ. Ở Cà Mau, ở các ấp, xã, huyện, tỉnh ngƣời phụ nữ tham gia hầu hết các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc, doanh nghiệp.

Trong các gia đình có phụ nữ làm chủ hộ nói chung sung túc hơn do họ biết cách vun vén cho gia đình hơn các gia đình do nam giới làm chủ hộ. Vẫn có những gia đình nhỏ có phụ nữ làm chủ hộ lại rất nghèo và có nguy cơ bị tổn

thƣơng cao. Ngƣời phụ nữ có khả năng làm việc và tổ chức công việc làm ăn kinh tế và đặc biệt trong chăm sóc gia đình.

Trong công việc, nam giới thƣờng có xu hƣớng chiếm ƣu thế trong những công việc nhƣ thủy sản, đi biển, các công việc nặng. Nữ giới làm chủ yếu các công việc nhẹ, công tác xã hội. Cơ cấu ngành nghề của nam giới đa dạng hơn, chính vì vậy mà cơ hội việc làm của họ cũng nhiều hơn.

Do quan niệm, nguyên tắc truyền thống, nữ giới không cần phải học nhiều. Lý do không đƣợc đào tào và thiếu kỹ năng, ít khả năng tiếp cận tín dụng, gánh nặng bởi trách nhiệm sống và chăm sóc con cái, vai trò của họ trong ra quyết định cũng bị hạn chế.

4.2.1.2 Sự đa dạng nghề nghiệp của người phụ nữ ở những hộ nghèo

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp từ nhóm nghiên cứu trên địa bàn Cà Mau năm 2014

Hình 4.3 Sự đa dạng nghề nghiệp của ngƣời phụ nữ ở hộ nghèo Nghề nghiệp của ngƣời phụ nữ rất đa dạng. Họ làm hầu hết các công viêc nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, làm thuê, công nhân, đan đát, buôn bán nhỏ. Họ chủ yếu là đan đát, buôn bán nhỏ do công việc này nhẹ nhàng có thể thực hiện lúc nông nhàn, bên cạnh nội trợ. Ngoài ra làm thuê là công việc chính của nhiều phụ nữ do gia đình không có đất sản xuất, trình độ học vấn thấp nên đây là công việc chính của nhiều phụ nữ ở đây. Trồng trọt và chăn nuôi do là công việc truyền thống của gia đình nên đây cũng là một nghề đem lại thu nhập cho họ. Chăn nuôi đƣợc nhiều phụ nữ lựa chọn bởi phù hợp với hoàn cảnh gia đình có thể ở nhà vừa chăm sóc gia đình vừa kiếm thêm thu nhập. Đa số ai cũng muốn có một nghề nghiệp ổn định để phụ giúp thêm cho gia đình. Sự tham gia của họ vào trồng trọt, thủy sản mà cụ thể ở đây hầu hết

là làm lúa, nuôi tôm, cua do công việc này phần lớn các công đoạn yêu cầu nhiều về sức lực mà chỉ nam giới mới có thể đảm nhận đƣợc.

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở những hộ nghèo khu vực nông thôn tỉnh cà mau (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)