II. NỘI DUNG CỦA GIÁO TRÌNH
V.5. NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC DỰA TRÊN ĐƯỜNG KÍNH TRỨNG
Phương pháp lấy mẫu đại diện được sử dụng vì không thểđo tất cả các trứng trong buồng trứng. Trước khi lấy mẫu đại diện, cần thiết phải xác định xem có sự khác biệt có ý nghĩa về số lượng hoặc về đường kính trứng trung bình giữa các phần trước, giữa và sau của từng buồng trứng hay của cả 2 buồng trứng. Nếu không có sự khác biệt, mẫu đại diện có thểđược lấy một cách ngẫu nhiên. Đối với cá có sức sinh sản lớn, có thểđược lấy từ 8-10 mẫu đại diện cho mỗi cá cái. Với cá có sức sinh sản thấp, ít nhất 3 mẫu đại diện phải được thu cho mỗi cá cái. Mỗi mẫu đại diện đo ngẫu nhiên đường kính khoảng 200 trứng bằng kính lúp (hay kính hiển vi) có trắc vi thị kính. Tất cả các trứng nằm song song với thước đo của trắc vi thị kính sẽđược đo để đảm bảo tính ngẫu nhiên của các sốđo và tránh sự trùng lắp. Kết quả các sốđo đường kính trứng có thểđược biểu diễn bằng đồ thị hoặc sắp xếp thành bảng như trong Bảng 6.4. Tiến trình thay đổi kích thước trứng quan sát được trong một khoảng thời gian tối thiểu 1 năm có thể cho chúng ta biết được chu kỳ sinh sản (spawning periodicity) của loài cá khảo sát.
Bảng 5.4: Đường kính trứng cá Labeo dero ở các giai đoạn thành thục (Biswas, 1982) Giai đoạn Mức độ
thành thục
Tháng xuất
hiện Đường kính TB (mm) Dao động (mm)
I Chưa thành thục 09 – 01 0,1073 0,0165 – 0,1650
II Trưởng thành Cả năm 0,2723 0,1812 – 0,3465
III Sinh trưởng 03 – 04 0,4590 0,3620 – 0,5280 IV Sinh trưởng và
dinh dưỡng
03 – 05 0,6396 0,5445 – 0,7095
V Thành thục 04 – 05 0,8167 0,7260 – 0,8910
Dựa trên tần số xuất hiện của đường kính trứng, có thể chia các loài cá ra 3 nhóm chính: i) Nhóm I: bao gồm các loài cá chỉ mang 1 lứa trứng có cùng giai đoạn thành thục
trong buồng trứng. Sự sinh sản của nhóm cá này theo nhịp 1 năm, chu kỳ thành thục và thoái hóa của buồng trứng xảy ra chỉ 1 lần trong năm trên tất cả các cá thể trong quần thể vào thời điểm bắt đầu của mùa mưa. Đối với nhóm này, tuyến sinh dục thể hiện sự thay đổi theo mùa và ở bất kỳ thời điểm nào tuyến sinh dục của hầu hết các cá thể trong cùng quần thể sẽ có cùng giai đoạn thành thục.
ii) Nhóm II: Bao gồm các loài cá với buồng trứng có từ 2 lứa trứng với giai đoạn thành thục khác nhau. Trong nhóm này, chu kỳ sinh sản của các cá thể trong quần thể thì độc lập với nhau. Mùa vụ sinh sản kéo dài, giai đoạn thành thục thể hiện sự chồng lấn nhau, gối lên nhau trong quần thể.
iii) Nhóm III: Buồng trứng của các loài cá trong nhóm này có đủ tất cả các kích cỡ, từ nhỏ nhất đến lớn nhất và khó có thể phân chia thành các lứa trứng. Chu kỳ thành thục và sinh sản trở thành một tiến trình liên tục.