XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THÀNH THỤC SINH DỤC THEO CHIỀU DÀI CƠ THỂ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH HỌC CÁ doc (Trang 47 - 48)

II. NỘI DUNG CỦA GIÁO TRÌNH

V.3.XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THÀNH THỤC SINH DỤC THEO CHIỀU DÀI CƠ THỂ

Trong nhiều trường hợp thực tế, việc thu mẫu để xác định mức độ thành thục sinh dục rất khó thực hiện, nhất là khi thu mẫu cá ở chợ hay ở các bến cảng vì các lý do sau:

i) Cá sau khi đánh bắt đã bị mổ và lấy hết nội quan ra khỏi cơ thể trước khi đưa vào bờ hay bán ở chợ.

ii) Việc quan sát mức độ thành thục của cá ở chợ thường không thuận lợi và không có đủ phương tiện. Cá mua ở chợ về phân tích trong các phòng thí nghiệm thường là những mẫu đặc biệt và đôi khi không thểđại diện cho cả mẻ cá đánh bắt được. Tuy nhiên, có một mối liên hệ khá chặt chẽ giữa giai đoạn thành thục và chiều dài cơ thể và cá chỉ thành thục sau khi đạt đến một chiều dài nhất định. Do vậy, xác định thang thành thục theo chiều dài cơ thể sẽ rất hữu ích trong việc đánh giá mức độ thành thục của một quần thể cá. Khi đã xác định được thang thành thục theo chiều dài cơ thể, tỉ lệ cá thành thục (%) tại một thời điểm nhất định có thể ước tính được dựa trên số đo chiều dài của cá.

V.4. HỆ SỐ THÀNH THỤC

Khối lượng tuyến sinh dục là một chỉ tiêu về số lượng để đánh giá tình trạng thành thục của cá. Hệ số thành thục (maturity index hay gonadosomatic index - GSI) là một chỉ số để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá. Sự thay đổi theo mùa của khối lượng tuyến sinh dục có thể thấy rõ ràng ở trên cá cái do gia tăng nhanh chóng khối lượng sản phẩm sinh dục. Hệ số thành thục phải được tính toán cho từng tháng với thời gian ít nhất là 1 năm và phải được tính toán riêng biệt cho từng giới. GSR được tính bằng công thức sau:

Trọng lượng tuyến sinh dục GSI = x 100

Tổng trọng lượng cá

Mẫu cá phải là mẫu tươi sống. Tổng trọng lượng cá được cân với mức độ dao động 0,5 g, tuyến sinh dục được cân riêng cho từng cá thể với mức dao động 0,1 mg.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH HỌC CÁ doc (Trang 47 - 48)