II. MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ BIỂN, ĐẢO VÀ BIÊN GIỚ
3 Xem thêm Tài liệu phổ biến, tuyên truyền pháp luật trực tiếp tạ
1.4. Một số phương thức tổ chức tuyên truyền miệng
a. Tổ chức các hội nghị và các lớp tập huấn
* Về nội dung tập huấn : Nội dung tập huấn nên tập trung vào các quy định liên quan trực tiếp đến pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về biển,
đảo và biên giới quốc gia như: hệ thống đường biên giới trên bộ và trên biển của Việt Nam; quy chế và cách xác định các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vào việc tuyên truyền về các điều khoản và nghĩa vụ cần phải chấp hành các quy định của luật pháp Việt Nam khi hoạt động hoặc tham gia giao thông trong phạm vi lãnh hải, các vùng nội thuỷ, vùng đảo, quần đảo và khu vực đặc quyền kinh tế trên biển Việt Nam; về các quan điểm chủ đạo và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thực thi quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo, quần đảo và các khu vực đặc quyền kinh tế biển. Đặc biệt, chú trọng nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, nhất là các cấp, ngành ở địa phương ven biển, nhận thức rõ tính chất phức tạp của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế; khẳng định, củng cố niềm tin cho nhân dân cả nước, cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; làm chuyển biến ý thức, trách nhiệm của mỗi người… Qua đó phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, kết hợp sức mạnh trong và ngoài nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
* Đối tượng tập huấn : Có thể tổ chức tập huấn cho nhiều đối tượng (đội
ngũ cán bộ, viên chức, doanh nghiệp, ngư dân, nhân dân tại các khu vực biên giới, hải đảo…với quy mô, hình thức tổ chức khác nhau.
* Hình thức tổ chức lớp học : Việc tổ chức các lớp tập huấn có thể ở quy
mô lớn (vài trăm người) cũng có thể ở quy mô nhỏ (vài chục người).
- Thời gian tập huấn cần bố trí hợp lý để triệu tập được đúng, đủ học viên, có quy chế để việc học tập được nghiêm túc.
- Có thể yêu cầu viết thu hoạch hoặc kiểm tra, tổ chức đánh giá kết quả tập huấn (qua phiếu, phỏng vấn trực tiếp…), cấp chứng chỉ để kích thích ý thức và tinh thần học tập của học viên.
* Phương pháp tập huấn: Người giảng cần kết hợp phương pháp truyền
thống và phương pháp hiện đại; kết hợp với các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, băng hình để buổi tập huấn sinh động, người học dễ tiếp thu và biết vận
dụng thành thạo trong thực tiễn; huy động tính tích cực tham gia của học viên;
b. Nói chuyện chuyên đề
Đây cũng là một hình thức khá hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật. Một buổi nói chuyện chuyên đề thường không đóng khung trong phạm vi pháp luật, trong khuôn khổ một vấn đề khép kín mà mở ra nhiều lĩnh vực có liên quan, nhiều hướng suy nghĩ khác nhau cho người nghe. Chính vì thế, các buổi nói chuyện chuyên đề thường thu hút được đông đảo báo cáo viên pháp luật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ xây dựng pháp luật, cán bộ tuyên truyền pháp luật... tham gia.
•Nội dung nói chuyện : Nội dung nói chuyện cần xúc tích, rõ ràng, có trọng
tâm và dễ hiểu. Đặc biệt khi nói đến quy chế pháp lý các vùng biển và biên giới quốc gia cần có những ví dụ minh họa nhằm giải thích rõ ràng các quy định này. Các thông tin đưa ra cần có sự lồng ghép với những sự kiện có tính thời sự, cập nhật…Phạm vi nội dung nói chuyện nên chia nhỏ tránh tình trạng trình bày các quy định thuần túy.
•Đối tượng tập huấn: Tập trung vào một số đối tượng như cán bộ, công
chức; người quản lý doanh nghiệp; người dân ở tổ dân phố, học sinh, sinh viên, đoàn viên…
•Hình thức tổ chức: Chủ yếu theo hình thức lớp học với quy mô lớn hoặc
nhỏ tùy thuộc vào nhu cầu.Thời gian nói chuyện có thể từ 2-3 tiếng.
•Phương pháp tổ chức : Các báo cáo viên trong các buổi nói chuyện
chuyên đề phải là người có kiến thức chuyên sâu về Luật biển, Luật biên giới quốc gia và các sự kiện pháp lý liên quan. Báo cáo viên cần đơn giản hóa các vấn đề pháp lý và có sự lồng ghép giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn. Yêu cầu chung của buổi nói chuyện là nâng cao niềm tin, hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật biển và bảo vệ biên giới quốc gia cho người nghe bằng cách cung cấp các hiểu biết, nhận thức chung về pháp luật.
c. Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như : truyền hình, phát thanh, báo mạng, báo giấy…
truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nói chung. Mặc dù là một hoạt động tuyên truyền miệng thụ động nhưng với tốc độ truyền tin nhanh chóng, kịp thời, việc tận dụng truyền thông đã mang lại hiệu quả cao cho công tác tuyên truyền pháp luật.
•Nội dung truyền thông : Luôn gắn việc phổ biến các quy định của pháp
luật biển, đảo với các sự kiện có tính thời sự ; đồng thời truyền tải thông điệp về chủ trương, chính sách và đường lối giải quyết của Đảng và Nhà nước với sự kiện đó ; tiếng nói của cộng đồng quốc tế, các chuyên gia, nhà nghiên cứu … nhằm phân tích, đnáh gái và làm cho vấn đề trở nên sâu sắc và dễ hiểu hơn. Các nội dung và thuật ngữ đưa ra cần đảm bảo tính chính xác so với các văn bản và có định hướng về nhận thức chung cho người nghe/xem.
•Đối tượng truyền thông : Mọi đối tượng, thành phần khác nhau
•Hình thức truyền thông : có thể thông qua các chương trình thời sự với
các bản tin ngắn hoặc dài; tin chuyên đề; tin tức phát thanh ; tọa đàm, cầu truyền hình, phóng sự, các cuộc thi trên truyền hình…tin tức đưa ra cần được cập nhật liên tục, nhanh chóng và có hệ thống giúp người xem/nghe có thể theo dõi dễ dàng.
•Phương pháp truyền thông : Bằng hình ảnh hoặc tin tức phát thanh. Do
tính chất đặc thù của vấn đề biển, đảo và biên giới quốc gia nên các bản tin của truyền hình hay báo mạng, báo in…nên sử dụng thêm các hình ảnh, bản đồ, số liệu…để phân tích giúp người xem có hình dung ban đầu rõ ràng hơn về các quy định có liên quan cũng như tình hình thực tế tại các khu vực biên giới cũng như các vùng biển còn tranh chấp…