8. Cấu trúc nghiên cứu
3.2.3. Trò chơirèn luyện kỹ năng giao tiếp
3.2.3.1. Mục tiêu
Nâng cao kỹ năng tương tác của trẻ TK trong khi tham gia trò chơi để hình thành kỹ năng giao tiếp của trẻ.
Thông qua trò chơi rèn kỹ năng tương tác giúp trẻ khắc phục khó khăn và tự tin khi giao tiếp với người lạ, bạn cùng nhóm, cùng lớp.
Trò chơi rèn luyện kỹ năng tương tác còn giúp trẻ TK rèn kỹ năng xã hội và kỹ năng điều chỉnh hành vi của mình.
3.2.3.2. Nội dung
Trò chơi rèn kỹ năng tương tác giúp trẻ giao tiếp bằng mắt, bằng cử chỉ điệu bộ.Từ đó trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ.
Trò chơi rèn kỹ năng tương tác giúp trẻ chơi luân phiên xoay vòng giúp trẻ xây dựng bài hội thoại trong giao tiếp đơn giản như chào hỏi, trả lời câu hỏi, đáp ứng yêu cầu,… giữa trẻ và người lớn, sau đó là giữa trẻ và bạn cùng trang lứa.
Các trò chơi và hoạt động đặt trọng tâm vào trẻ và cung cấp những tình huống khác nhau để trẻ tương tác và phản ứng ngôn ngữ củng cố các cuộc trò chuyện, thông qua đó trẻ biết chia sẻ với người khác
3.2.3.3. Quy trình thiết kế và tổ chức trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp
- Quy trình thiết kế:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt của từng nội dung sử dụng trò chơi là rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ TK với mọi người xung quanh.
+ Bước 2: Lựa chọn trò chơi phù hợp với trẻ TK và có sự tham gia của các bạn cùng lớp.
+ Bước 3: Chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị, phương tiện tổ chức trò chơi, chuẩn bị phần thưởng (nếu có thể) để trò chơi thêm hấp dẫn.
+ Bước 5: Thiết kế luật chơi, tiến trình chơi, cách tổ chức ( nêu rõ cách chơi và cách thức thực hiện, nêu rõ cách đánh giá)
- Tổ chức trò chơi:
+ Bước 1: GV giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
+ Bước 2: Tổ chức cho cả lớp cùng chơi hoặc lựa chọn các HS tham gia. + Bước 3: Tổ chức cho các HS tham gia trò chơi, dẫn dắt hoạt động chơi, giám sát và thực hiện theo luật chơi.
+ Bước 4: Tuyên bố người (nhóm) thắng cuộc và trao thưởng (nếu có) - Kết thúc:
+ Tổ chức cho HS tự rút ra những vấn đề chính thông qua trò chơi như ý nghĩ của trò chơi, nội dung liên quan đến trò chơi, cách thực hiện chơi như thế nào để đạt hiệu quả …
3.2.3.4..Thiết kế trò chơi rèn luyện kỹ năng giao tiếp
• Trò chơi 1: Bác đưa thư
Không gian: lớp học, sân trường Dụng cụ: phong bì thư, thẻ ghi số nhà
Mục đích: giúp trẻ tham gia chơi trong nhóm. Rèn kỹ năng giao tiếp, lắng nghe theo hiệu lệnh trò chơi và vận động di chuyển.
Cách chơi: nhóm 6-8 HS. Cô phát cho mỗi cháu 1 thẻ ghi số nhà. Một em đóng vai “bác đưa thư”
Bác đưa thư cầm phong bì vừa đi vừa nói: “các cháu ơi, bác là bác đưa thư, các cháu hãy cho bác biết số nhà của mình để nhận thư. Bác đọc số nhà, cháu nào có thẻ đúng chạy ra nhận thư và nói lời cảm ơn.
• Trò chơi 2: Nhớ tên
Không gian: lớp học
Mục đích: giúp trẻ tương tác cùng bạn mới, người mới và làm quen với môi trường mới. Rèn kỹ năng tự giới thiệu hoặc giới thiệu bạn mới.
Cách chơi: cả lớp đứng thành vòng tròn. Em HS đầu tiên nói: “tên mình là…”.HS bên cạnh giới thiệu tên mình. HS tiếp theo giới thiệu tên mình cùng với 1-2 bạn trong lớp mà HS đó đã biết. Trẻ TK sẽ cùng tham gia tự giới thiệu tên mình (hoặc GV gợi ý bằng cách hỏi tên khi đến lượt trẻ giới thiệu)
• Trò chơi 3: Giao tiếp quay lưng lại với nhau
Không gian: sân trường, lớp học, ở nhà Dụng cụ: giấy, màu để vẽ tranh
Mục đích: trẻ TK tham gia tương tác cùng bạn thành cặp và phát triển kỹ năng giao tiếp khi tham gia hội thoại.
Cách chơi: HS ngồi quay lưng lại với nhau từng đôi một (quy ước số 1, số 2). Bạn số 1 vẽ bức tranh đơn giản, sau đó hướng dẫn bằng lời cho bạn số 2 ngồi quay lưng và vẽ bức tranh tương tự. Từng đôi sẽ so sánh các bức tranh với nhau.Đổi lượt giữa bạn số 1 và bạn số 2.
• Trò chơi 4:Phóng viên
Không gian: lớp học, sân trường Dụng cụ: micrô, sổ ghi chép, máy ảnh
Mục đích: HS cùng tương tác mặt đối mặt và tìm hiểu nhau. Phát triển tính mạnh dạn, tự tin, tham gia giao tiếp.
Cách chơi: chọn vài HS tham gia đóng vai phóng viên các báo như Nhi đồng, Rùa vàng,… (HSTK cũng tham gia đóng vai)
Các bạn phóng viên chọn nội dung và chọn bạn cùng lớp để phỏng vấn. • Trò chơi 5:Từ nào bị mất?
Không gian – thời gian: lớp học, ở nhà – giờ tiếng Việt, âm nhạc
Mục đích: tương tác cùng cả lớp khi hát, khơi gợi ngôn ngữ của trẻ, ghi nhớ từ ngữ.
Cách chơi: cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát “cả nhà thương nhau” (có thể thay bài hát khác). Vài chỗ trong từng câu của bài hát cô bỏ 1 từ rồi vài từ cho trẻ hát tiếp để ghép vào. Tiếp theo hát vài bài hát quen thuộc khác.
3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của trò chơi rèn luyện kỹ năng tương tác cho trẻ tự kỷ trong quá trình giáo dục hòa nhập ở Tiểu học.
3.3.1. Mục đích
Xác định tính chất cấp thiết và tính khả thi của các trò chơi đã thiết kế làm cơ sở rèn kỹ năng tương tác cho trẻ TK khi tổ chức thực nghiệm ở trường TH có GDHN.
3.3.2. Thời gian – đối tượng thăm dò – nội dung thăm dò
- Đối tượng thăm dò: 21 GV đang dạy lớp có HSTK học HN tại các trường TH: Trần Quốc Toản Quận 5, Phú Thọ Quận 11, Nguyễn Thiện Thuật Quận 3, Hoàng Văn Thụ, Yên thế quận Tân Bình. Trong đó GV dạy ít kinh nghiệm nhất là 5 năm, đều có bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm ngành Giáo dục tiểu học.
- Nội dung thăm dò:
+ Thăm dò tính cần thiết của việc sử dụng trò chơi thiết kế rèn kỹ năng tương tác cho trẻ TK trong quá trình GDHN ở TH theo 3 mức độ: rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.
+ Thăm dò tính khả thi của việc sử dụng trò chơithiết kế rèn kỹ năng tương tác cho trẻ TK trong quá trình GDHN ở TH theo 3 mức độ: rất khả thi, khả thi, không khả thi.
3.3.3. Cách thức thăm dò
Chúng tôi tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến cho 21 GV và đã khảo sát thực trạng để thăm dò tính cần thiết và khả thi của việc sử dụng trò chơi thiết kế để rèn kỹ năng tương tác cho trẻ TK đang học HN ở TH. Vì đây là các trò chơi dễ dàng tổ chức tại lớp, tại trường, tại nhà nằm trong khả năng chuyên môn của GV (phụ huynh).Các trò chơi và các dụng cụ để sử dụng trong khi chơi dễ dàng tìm kiếm. Nội dung trò chơi và cách chơi có thể tổ chức trong các giờ học, giờ sinh hoạt.
3.3.4.Kết quả
Chúng tôi tiến hành phân tích, thống kê số liệu có được. Cụ thể kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của việc sử dụng trò chơi thiết kế rèn kỹ năng tương tác cho trẻ TK học HN ở TH qua bảng thống kê dưới đây:
Bảng 3.1. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của việc sử dụng TC thiết kế rèn kỹ năng tương tác STT Trò chơi(TC) Mức độ cẩn thiết (%) Mức độ khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 TC vận động:Ném 90.5 9.5 0 81 19 0
bóng 2 TC: Đèn xanh- đèn đỏ 95.2 4.8 0 90.5 9.5 0 3 TC: Ném bóng vào rổ 81 19 0 71.4 28.6 0 4 TC: Bước theo đúng vị trí 76.2 23.8 0 76.2 23.8 0 5 TC: Vỗ vai 100 0 0 90.5 9.5 0 6 TC: Múa hát tập thể 81 19 0 85.7 9.5 4.8 7 TC: Mèo bắt chuột 85.7 14.3 0 90.5 9.5 0 8 TC: Cướp cờ 90.5 9.5 0 81 19 0 9 TC: Hoa tìm lá, lá tìm hoa 95.2 4.8 0 90.5 9.5 0 10 TC: Thi lấy chữ cái 81 19 0 76.2 23.8 0 11 TC học tập: Bài hát về số 100 0 0 100 0 0 12 TC: Đếm số 90.5 9.5 0 90.5 9.5 0 13 TC: Tìm tiếng bắt đầu bằng 1 chữ cái 95.2 4.8 0 81 19.1 0 14 TC: Xếp hình 95.2 4.8 0 90.5 9.5 0 15 TC: Đóng vai theo chủ đề 76.2 23.8 0 71.4 23.8 4.8 16 TC: Kể tiếp câu chuyện 85.7 14.3 0 76.2 23.8 0
17 TC: Câu đố 95.2 4.8 0 90.5 9.5 0 18 TC: Đọc sách 100 0 0 100 0 0 19 TC: Nhớ và thể hiện cử chỉ, điệu bộ 90.5 9.5 0 90.5 9.5 0 20 TC: Thứ tự công việc 95.2 4.8 0 90.5 9.5 0 21 TC rèn kỹ năng giao tiếp: Bác đưa thư 85.7 14.3 0 76.2 23.8 0
22 TC: Nhớ tên 100 0 0 95.2 4.8 0 23
TC: Giao tiếp quay lưng lại với nhau 85.7 14.3 0 76.2 19 4.8 24 TC:Phóng viên 90.5 9.5 0 90.5 9.5 0 25 TC: Từ nào bị mất 95.2 4.8 0 100 0 0
Qua kết quả có được từ GV có dạy HSTK học HN trong lớp, chúng tôi có thể khẳng định:
Các trò chơi được thiết kế đều được sự đồng thuận, hưởng ứng và đánh giá cao từ phía GV có dạy HSTK học HN. Mức thăm dò “rất cần thiết” đều đạt trên 70%. Không có trò chơi nào GV cho rằng không cần thiết.Điều này cho thấy tất cả các trò chơi đều góp phần quan trọng giúp trẻ TK tương tác với mọi người.Riêng các trò chơi: vỗ vai, bài hát về số, đọc sách, nhớ tên đạt tỷ lệ trên 90%, chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của GV dạy HSTK học HN đối với các trò chơi này. Các GV đã nói rằng họ rất muốn tổ chức cho HSTK chơi những loạitrò chơinhưng quỹ thời gian không có nhiều để tổ chức. Và các trò chơi này đã bổ sung vào kho trò chơi và tích hợp phù hợp vào các giờ học kiến thức và giờ sinh hoạt.Các trẻ TK đã chịu tương tác cùng với cô và các bạn trong lớp thông qua các trò chơi trên.Vài trẻ TK chủ động tham gia trò chơi cùng cô và các bạn.
Tính khả thi của trò chơi được GV đồng tình nên tỷ lệ thành công khi đưa vào sử dụng cao: 3/25 trò chơi đạt 100% rất khả thi. 11/25 trò chơi đạt trên 90% rất khả thi.11 trò chơi còn lại đều có trên 70% GV cho rằng rất khả thi, điều này khẳng định việc thiết kế và vận dụng các trò chơi này vào thực tế đối với trẻ TK có hiệu quả cao. Vẫn còn một số tỷ lệ nhỏ cho rằng trò chơi không khả thi 4,8%. Vấn đề này được GV chia sẻ vì các trẻ này mới vào học HN tại trường chưa lâu, kỹ năng giao tiếp bị khiếm khuyết, nên em chưa chịu tham gia chơi một vài trò chơi có tính chất nâng cao như múa hát, đóng vai. Mặc dù vậy nhưng trẻ vẫn
theo dõi bạn chơi, GV chia sẻ sẽ cố gắng duy trì tổ chức các trò chơi này thì trẻ TK sẽ tham gia cùng bạn trong thời gian tới. GV cũng cho biết vì 2 trò chơi này mức độ khó cao nên vài trẻ TK chưa tham gia tốt.
Tóm lại, kết quả thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của trò chơirèn KNTT cho trẻ TK đang học HN ở TH cho thấy mức độ thành công cao, được GV tán thành và đưa vào sử dụng thường xuyên trong các giờ học và giờ sinh hoạt. Điều này chứng tỏ HSTH rất cần vui chơi nói chung và HSTK cũng muốn được vui chơi nói riêng. Thông quatrò chơi giúp trẻ TK phát triển kỹ năng tương tác xã hội và tiến đến phát triển kỹ năng giao tiếp và tự điều chỉnh hành viphù hợp. Điều này luôn được GV, phụ huynh và xã hội mong đợi đó là giúp trẻ TK hòa nhập cộng đồng, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu GD hiện nay.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, chúng tôi đã thiết kế các trò chơi rèn KNTTcho trẻ TK trong quá trình GDHN ở TH, cụ thể là 25 trò chơi được chia thành 3 nhóm: trò chơi vận động, trò chơi học tập và trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp. Trước khi thiết kế, chúng tôi đã nghiên cứu các nguyên tắc được đảm bảo sao cho mỗi trò chơi đều phù hợp với mục đích chơi, mang tính thực tiễn, khả thi và hiệu quả. Các trò chơi được thiết kế có mục đích rõ ràng, không gian – thời gian tổ chức, cách chơi, luật chơi và phù hợp với tâm lý, đặc điểm của HSTH và HSTK học HN. Các trò chơi thể hiện rõ hoạt động của GV, HS, đặc biệt là HSTK. Nội dung của trò chơi gắn liền với nội dung chương trình mà HSTH đang học và hạ chuẩn nội dung học cho HSTK học HN.
Qua việc thăm dò ý kiến của các GV dạy HSTK học HN ở TH, chúng tôi được các GV đánh giá cao về tính khả thi của trò chơi mang lại. Trò chơi đã giúp những HS bình thường nói chung và HSTK học HN ở trường TH nói riêng có cơ hội tham gia vào hoạt động chơi trong quá trình học tập và việc tổ chức cho HS vui chơi một lần nữa giúp HSTK tham gia các hoạt động vui chơi cùng
HS bình thường trong môi trường trường lớp, trong môi trường gia đình tiến đến môi trường xã hội. Như vậy sự phát triển của trẻ TK mới toàn diện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát, trải nghiệm thực tế chúng tôi rút ra những kết luận sau:
Việc nghiên cứu lý luận đã giúp chúng tôi tìm hiểu và thu thập hiểu biết thêm nhiều kiến thức về trẻ TK nói chung và trẻ TK đang học HN ở TH nói riêng. Chúng tôi nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dụng trò chơi để rèn kỹ năng tương tác, từ đó phát triển các kỹ năng còn khiếm khuyết khác của trẻ TK. Thông qua việc tổ chức trò chơi tăng cường cho trẻ TK hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Có như vậy, chúng mới HN xã hội, tìm hiểu thế giới xung quanh mình, khám phá khả năng của bản thân, nhận thức được các mối quan hệ xung quanh, hơn thế nữa giúp trẻ biết chia sẻ tình cảm với mọi người.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế, chúng tôi đã khảo sát được thực trạng của việc thiết kế và sử dụng trò chơi rèn kỹ năng tương tác cho trẻ TK học HN ở vài trường TH ở TPHCM. Kết quả cho thấy thực trạng nhận thức, thái độ và kinh nghiệm về thiết kế, sử dụng trò chơi rèn KNTT cho trẻ TK trong quá trình GDHN ở TH còn nhiều hạn chế.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thiết kế và sử dụng trò chơi rèn kỹ năng tương tác cho trẻ TK học HN ở các trường TH – TPHCM, chúng tôi đã thiết kế và sử dụng 25 trò chơinhằm rèn kỹ năng tương tác cho trẻ TK học HN. Chúng tôi chia 25 trò chơi thành 3 nhóm chính, đó là:
- Trò chơi vận động - Trò chơi học tập
- Trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp.
Tất cả các trò chơi thiết kế đã được tổ chức thực nghiệm và có hiệu quả khá tốt, phù hợp với mục tiêu đề ra, đối tượng HS và điều kiện thực tế của các trường có chương trình GDHN ở TH. GV dạy HSTK học HN đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi.
2. Kiến nghị
Để phát triển chương trình GDHN ở TH, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý, GV và phụ huynh trong việc đưa trò chơi vào quá trình GDHN ở TH mang lại hiệu quả cao, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ động phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh xã hội ban hành thông tư chỉ đạo và hướng dẫn các Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác GD đối với trẻ TK.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng GD trẻ TK cho cán bộ quản lý