8. Cấu trúc nghiên cứu
2.2.4. Thực trạng sử dụng trò chơi tương tác chotrẻ tự kỷ trong quá trình
trình giáo dục hòa nhập ở Tiểu học
Bảng 2.10. Mục tiêu rèn luyện KNTT cho trẻ TK học HN ở TH
STT Vai trò của trò chơi đối với việc rèn luyện kỹ năng tương tác cho trẻ TK học HN ở TH Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 Giúp trẻ TK tương tác với mọi người, không bị tách biệt với gia đình, thầy cô và mọi người xung quanh. 100% 0% 0%
2 Hình thành kỹ năng giao tiếp. 100% 0% 0%
3 Giúp trẻ hòa nhập, hòa đồng, chia sẻ tình cảm và quan tâm đến mọi người. 100% 0% 0% Qua bảng khảo sát cho thấy các mục tiêu đề ra được GV đồng ý 100%. GV cho rằng đây là các mục tiêu quan trọng và rất cần thiết.Trong thực tế, việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian nên GV ít có điều kiện giúp trẻ đạt được mục tiêu hòa nhập, hòa đồng, chia sẻ tình cảm và quan tâm đến mọi người.mặc dù vậy nhưng những mục tiêu trên phù hợp với nhu cầu của trẻ TK, cải thiện, khiếm khuyết của trẻ.
2.2.4.1. Mức độ sử dụng trò chơi rèn luyện kỹ năng tương tác cho trẻ tự kỷ.
Bảng 2.11. Khả năng tương tác của trẻ TK khi tham gia trò chơi
STT Khả năng tương tác của trẻ TK
Lựa chọn Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi 1 Tự động né tránh khi GV hoặc bạn đến gần 54,1% 42,9% 0%
2 Không thích đụng chạm vào cơ thể 61,9% 19% 19%
3 Thích chơi một mình, không chơi với bạn 81% 19% 0%
4 Có quan tâm, bắt chước hành vi, lời nói của thầy cô, bạn bè những không muốn tham gia 57,1% 38,1% 4,8%
6 Thiếu chia sẻ, tập trung vào một hướng nhất định 85,7% 14,3% 0%
7 Không tham gia nhóm khi chơi, chỉ nhìn bạn
chơi 81% 19% 0%
Qua bảng trên cho thấy khả năng tương tác của trẻ TK còn hạn chế nhiều, trên 50% trẻ thường xuyên không thích tương tác với thầy cô và bạn bè. Trẻ thường xuyên chủ động né tránh mọi người, chủ động chơi một mình, thiếu chia sẽ, tập trung vào một hướng nhất định, không tham gia nhóm chơi, chỉ nhìn bạn chơi.
GV cũng kết hợp các biện pháp hỗ trợ rèn KNTT cho trẻ ở bảng 2.6 biện pháp 2, 7, 8 nhưng khả năng tương tác của trẻ cũng chưa thường xuyên.
Bảng 2.12. Đánh giá mức độ sử dụng các loại trò chơi trong việc rèn KNTT cho trẻ TK STT Trò chơi Mức độ (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Trò chơi vận động trong lớp 85,7 14,3
2 Trò chơi vận động ngoài trời 28,6 66,7 4,8
3 Trò chơi để giúp trẻ học tập 76,2 23,8
4 Trò chơi dân gian 0 57,1 42,9
5 Trò chơi rèn kỹ năng xã hội 76,2 23,8 0
6 Trò chơi rèn kỹ năng giao tiếp 52,4 42,6 0 Kết quả cho thấy GV thường xuyên sử dụng trò chơi trong việc KNTT cho trẻ TK, chủ yếu là trò chơi vận động trong lớp, trò chơi giúp trẻ học tập, trò chơi rèn kỹ năng xã hội (trên 75%).Trò chơi vận động ngoài trời, rèn kỹ năng giao tiếp sử dụng chưa nhiều. Đối với trò chơi dân gian không được sử dụng thường xuyên, đến 42,9% chưa bao giờ sử dụng; GV cho rằng khó tổ chức.
Qua trao đổi vài GV cho rằng ít khi sử dụng trò chơi vận động ngoài trời do điều kiện sân trường chật hẹp.
Trẻ TK có tham gia trò chơi nhưng chưa thường xuyên.Có trẻ chỉ tham gia lúc đầu rồi bỏ giữa chừng, có trẻ chỉ ngồi nhìn bạn chơi.
2.2.4.2. Hình thức thời gian tổ chức trò chơi
Bảng 2.13. Hình thức tổ chức các trò chơi STT Hình thức Mức độ (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Chơi cùng với một bạn thân hoặc với thầy (cô) 76,2 23,8 0
2 Chơi trong nhóm 71,4 23,8 4,8
3 Chơi thông qua hình thức lao động nhẹ trong lớp, ngoài trời 19 66,7 14,3
4 Tham quan ngoại khóa, dã ngoại 9,5 23,8 66,7
5 Chơi với cả lớp 81 19
Kết quả cho thấy GV đã sử dụng các hình thức tổ chức trò chơi cơ bản để giúp trẻ TK rèn KNTT cụ thể:
- Hình thức chơi cùng với một bạn hoặc chỉ với thầy (cô) có 76,2% GV thường xuyên sử dụng, 23,8% GV thỉnh thoảng sử dụng. Điều này cho thấy các GV nắm bắt được tâm lý và đặc điểm của trẻ TK là KNTT kém, giao tiếp kém.Hình thức cá nhân này giúp trẻ TK tham gia trò chơi tốt hơn.
- Chơi trong nhóm có 71,4% GV sử dụng thường xuyên, 23,8% GV thỉnh thoảng sử dụng và 4,8% GV chưa bao giờ sử dụng. GV cố gắng tổ chức chơi trong nhóm để kích thích trẻ tham gia dù chỉ ngồi cùng các bạn.
- Hình thức chơi ở mục 3, 4 được GV sử dụng thường xuyên rất ít chỉ có 9,5% - 19%. Tham quan ngoại khóa, dã ngoại có đến 66,7% GV chưa bao giờ sử dụng. GV cho rằng vì 2 hình thức chơi thông qua lao động nhẹ trong lớp, ngoài
trời và tham quan ngoại khóa, dã ngoại đa số trẻ TK không hợp tác và 2 hình thức này mất nhiều thời gian.
- Chơi cùng với lớp được GV sử dụng nhiều nhất 81%, còn lại thỉnh thoảng sử dụng. GV cho rằng cả lớp cùng hoạt động chơi dễ dàng cuốn hút trẻ tham gia.
Bảng 2.14. Thời gian tổ chức trò chơi cho trẻ TK
STT Thời gian Số lượng %
1 Các tiết học 21 100
2 Các hoạt động ngoài giờ lên lớp 19 90,5
3 Các buổi tham quan, ngoại khóa 7 33,3
4 Các giờ ra chơi, giờ giải lao 15 71,4
5 Kết hợp nhiều thời gian khác nhau 11 52,4
6 Thời gian khác 0 0
Như vậy qua bảng số liệu thời gian trong tiết học được GV tổ chức trò chơi là nhiều nhất 100%. Các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp cũng được 90,5% GV tổ chức trò chơi. 71,4% GV tận dụng giờ ra chơi, giải lao để tạo điều kiện cho HS được chơi các trò chơi cô hướng dẫn. 52,4% GV kết hợp nhiều thời gian khác nhau (có thể) để tổ chức trò chơi. Các buổi tham quan ngoại khóa chỉ có 33,3% GV tổ chức trò chơi.
Trao đổi với GV, việc tổ chức trò chơi cho trẻ TK còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi cả lớp chơi nhưng trẻ lại không tham gia.Thời gian các tiết học sinh hoạt ngoài giờ lên lớp và giờ ra chơi là trẻ tham gia nhiều nhất.GV không có quỹ thời gian nhiều để tổ chức trò chơi cho trẻ.
2.2.4.3. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong quá trình sử dụng trò chơi rèn kỹ năng tương tác cho trẻ tự kỷ.
Bảng 2.15. Những khó khăn trong việc sử dụng trò chơi
STT Những khó khăn Số lượng %
2 Không có kinh nghiệm tổ chức trò chơi 6 28,6
3 Không có thời gian 12 57,1
4 Sự hợp tác của trẻ TK 12 57,1
5 Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị,
không gia tổ chức chơi 12 57,1
6 Sự hợp tác của HS bình thường trong lớp 6 28,6
7 Chưa được tập huấn về phương pháp giáo dục trẻ TK 7 33,3
Kết quả cho thấy:
-100% GV đều đồng ý họ gặp khó khăn trong việc tổ chức trò chơi cho trẻ TK bởi chưa được đào tạo bài bản kiến thức chuyên môn, phương pháp giáo dục, thiếu tài liệu chuyên ngành nên việc tìm hiểu, tham khảo và định hướng cho GV trong việc sử dụng trò chơi rèn KNTT cho trẻ TK còn gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Bên cạnh đó, 100% cũng đồng quan điểm họ gặp nhiều trở ngại từ phía trẻ TK bởi:
+ Trẻ ít hợp tác với GV và các bạn học sinh, KNTT còn hạn chế + Giao tiếp kém, hạn chế tiếp xúc nhóm, hành vi rập khuôn
+ Trẻ TK chỉ thích chơi một mình, chơi với người nào trẻ tin tưởng và quen thuộc.Ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế.
- 90,5% GV gặp khó khăn trong việc tìm và lựa chọn trò chơi thích hợp.Việc lựa chọn trò chơi cho trẻ bình thường đã khó, việc chọn trò chơi sao cho trẻ TK cùng tham gia chơi với trẻ bình thường càng khó hơn nhiều.
- 71,4% GV gặp khó khăn khi cần sự hợp tác của HS bình thường. Các GV cho rằng không phải HS không hỗ trợ mà chính HSTK không tương tác, giao tiếp, dần dần HS bình thường chán nản nên mất kiên nhẫn giúp đỡ.
- 57,1% GV chia sẻ họ không có thời gian để tổ chức trò chơi thường xuyên vì họ bị áp lực của chương trình dạy và nhiều công việc kiêm nhiệm khác.
- Chỉ vài GV gặp khó khăn như không có kinh nghiệm tổ chức trò chơi hay điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, không gian chơi bị hạn chế.
Bên cạnh những khó khăn nêu trên GV cũng chia sẻ những thuận lợi trong quá trình sử dụng trò chơi cho trẻ TK:
- GV có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc sử dụng trò chơi rèn KNTT cho trẻ TK.
- Thông qua trò chơi tạo tình huống giao tiếp, cung cấp ngôn ngữ giao tiếp chotrẻ TK rèn kỹ năng giao tiếp.
- Tổ chức trò chơi làm trẻ được kích thích, hứng thú hơn trong học tập. trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, mở lòng, gần gũi với bạn và tự tin hơn.Trẻ sẽ biết lắng nghe và thực hiện những yêu cầu đơn giản.
- Trò chơi giúp trẻ làm quen với các môn học Tiếng việt, Toán. Kết hợp trò chơi trong các tiết học giúp trẻ nhớ kiến thức, hứng thú học tập.
- Là GV chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy các em có thể sử dụng trò chơi mọi lúc có thể.
- Quá trình sử dụng trò chơi trẻ TK học cách chơi luân phiên, chơi theo lượt, tuân thủ luật chơi, học cách chia sẻ niềm vui thắng cuộc hoặc buồn khi thua cuộc và cố gắng chơi tốt hơn ở lần sau.