Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Thiết kế trò chơi rèn luyện kỹ năng tương tác cho trẻ tự kỷ trong quá trình giáo dục hòa nhập ở tiểu học (Trang 65 - 72)

8. Cấu trúc nghiên cứu

2.3.Đánh giá chung về thực trạng

2.3.1. Thành công

Hiện nay việc thiết kế và sử dụng trò chơi rèn KNTT cho trẻ TK trong quá trình GDHN ở TH được GV nhìn nhận là rất quan trọng và cần thiết. Trong quá trình giảng dạy GV luôn chú trọng tích hợp, lồng ghép trò chơi vào các tiết học, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc thời gian có thể,…tạo được hiệu quả khá tốt giúp các trẻ TK rèn luyện KNTT của mình và duy trì chúng từng bước phát triển kỹ năng giao tiếp và điều chỉnh hành vi phù hợp.

Việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học nói chung và rèn KNTT cho trẻ TK nói riêng đang được GV quan tâm và sử dụng thường xuyên hơn. Trò chơi được GV tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý HSTK vừa kích thích được hứng thú của các em.Thông qua trò chơi trẻ TK rèn KNTT xã hội, rèn kỹ năng giao tiếp và phát triển toàn diện.

HS bình thường hứng thú với trò chơi GV tổ chức, HSTK cũng hứng thú với trò chơi được GV hướng dẫn từng bước, cùng tham gia với trẻ. Qua đó trẻ TK an tâm, tin tưởng thầy cô và các bạn, trẻ sẽ tham gia tích cực, thường xuyên hơn cải thiện về mặt tâm lý, tương tác xã hội như: học được cách chơi với bạn, cách kết bạn,tăng cường chia sẻ mối quan tâm, chú ý đến mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, rèn các kỹ năng xã hội và phát triển nhân cách

Quá trình tổ chức trò chơi cho trẻ TK tham gia cùng với trẻ bình thường tạo được mối quan hệ tốt, gắn kết HS bình thường và HSTK, điều này giúp HSTK phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp.

Thực trạng trẻ TK đang theo học HN ở các trường TH ngày càng đông hơn, phân bố từ khối lớp một đến khối lớp năm. Đây là môi trường thuận lợi để giúp trẻ TK hòa nhập cộng đồng, nơi đây trẻ được học tập, vui chơi và rèn luyện những kỹ năng trẻ còn khiếm khuyết.

2.3.2. Hạn chế

Khi thiết kế và tổ chức các trò chơi để rèn KNTT cho trẻ TK đang học HN ở TH đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nghiên cứu, tìm tài liệu, tốn nhiều công sức và thời gian của người GV.

Thiết kế và tổ chức trò chơi cho HSTK chưa có sự đầu tư nhiều, thiếu quan tâm đến KNTT của trẻ nên trẻ chưa tham gia vào hoạt động chơi như ý GV, hiệu quả giáo dục chưa cao, điều này dễ khiến trẻ có thể dễ dàng mất đi những kỹ năng mà trẻ được rèn luyện khi đổi môi trường học tập mới.

Trẻ TK không có ý thức tự nguyện, tự giác tham gia trò chơi, trẻ tự chơi một mình hoặc tự cô lập mình.

Tài liệu nghiên cứu tham khảo về trẻ TK, tài liệu hướng dẫn trò chơi, phương pháp tổ chức trò chơi cho đối tượng này rất khan hiếm nên gây khó khăn cho GV trong việc tìm hiểu, học hỏi.GV chủ yếu giảng dạy, tổ chức trò chơi bằng kinh nghiệm, bằng vốn sống nên hiệu quả chưa cao, không duy trì lâu các kỹ năng được rèn luyện.

Công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường- gia đình- xã hội chưa tích cực, chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục HS.

Một số trường tiểu học khoảng sân nhỏ hẹp nên việc tổ chức trò chơi ngoài sân còn hạn chế.

Về mặt chuyên môn hiện nay nhà trường còn đang thiếu những GV có chuyên môn sâu về tâm lý học, thần kinh học, trẻ khuyết tật để hỗ trợ và kết hợp cùng với GV chủ nhiệm làm tốt công tác GD trẻ TK.

Về chương trình giảng dạy GV cũng gặp không ít khó khăn như chương trình nặng so với trẻ TK, không có hướng dẫn cụ thể về việc hạ chuẩn chương trình giảng dạy hoặc thiết kế chương trình riêng cho trẻ TK học HN.

Bên cạnh đó, các yếu tố như cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ GV, sỉ số HS,…cũng là vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và rèn luyện, sự thành công của quá trình GDHN cho trẻ TK.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân của những thành công

Từ những thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc thiết kế và tổ chức trò chơi cho trẻ TK trong quá trình GDHN ở TH đã ít nhiều đạt được kết quả bước đầu do:

- Hầu hết GV đều nhận thức được việc rèn KNTT cho trẻ TK là quan trọng đối với trẻ .

- Một số GV đã có sử dụng trò chơi rèn KNTT cho trẻ TK mang lại hiệu quả như: lựa chọn trò chơi phù hợp, hình thức chơi phong phú,tổ chức trò chơi tạo hứng thú giúp trẻ tham gia, thiết lập đôi bạn thân, nhóm bạn tốt, vòng tay bè bạn, phối hợp tốt với phụ huynh,…

- Hiện nay nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin GV có thể tìm hiểu về trẻ TK hoặc các biện pháp hỗ trợ cho việc giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ. Vài trung tâm giáo dục trẻ TK cũng được mở nhằm giúp GV tìm hiểu thêm về chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ như vậy tỉ lệ HN của trẻ thành công cao, và cũng

giúp phụ huynh có bước chuẩn bị trước khi cho trẻ tham gia học hòa nhập ở Tiểu học.

2.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thiết kế và tổ chức trò chơi cho trẻ TK còn nhiều khó khăn:

- Phần lớn GV chưa được đào tạo chuyên môn, tập huấn về công tác giáo dục trẻ TK, tài liệu về trò chơi rèn KNTT cho trẻ TK rất ít và không cụ thể. Chương trình học nặng nên thời gian tổ chức trò chơi hạn chế ( nhất là các khối lớp 4,5) đối với HS bình thường nói chung đối với HSTK lại càng khó khăn hơn (trẻ TK tham gia chơi cùng còn mất nhiều thời gian hơn). Ngoài ra, phải kể đến một số khó khăn như chính sách hỗ trợ, GV kiêm nhiệm nhiều công tác khác,… đã ảnh hưởng đến công việc học tập, nghiên cứu, tìm tòi.

- Điều kiện cơ sở vật chất như phòng học nhỏ, diện tích sân chơi nhỏ, không có phòng chức năng (phòng tập vận động, phòng âm nhạc,…), đồ chơi chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu làm quen với trò chơi của trẻ.

- Trong giờ học GV kết hợp tổ chức trò chơi còn gặp nhiều khó khăn vì lớp chật hẹp, thời gian không đủ, nên đây chỉ là trò chơi giúp thư giãn hoặc phục vụ cho việc cung cấp kiến thức, chưa thực sự là tổ chức một trò chơi với mục tiêu rèn KNTT cho trẻ TK.

- Việc phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh vẫn còn nhiều nỗi lo lắng: công tác tuyên truyền đến phụ huynh về tầm quan trọng của rèn KNTT cho trẻ TK chưa cụ thể, một số phụ huynh còn phó mặc cho GV chủ nhiệm từ việc chăm sóc đến việc giáo dục.

Việc thiết kế và tổ chức trò chơi rèn KNTTcho trẻ TK trong quá trình GDHN ở TH bên cạnh những thành công vẫn còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, sự cần thiết hiện nay là cần nghiên cứu để thiết kế một số trò chơi rèn KNTT cho trẻ TK và đưa vào sử dụng trong quá trình GDHN ở TH.

Kết luận chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua tìm hiểu thực trạng về rèn KNTT cho trẻ TK trong quá trình GDHN ở TH, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

HSTK vốn khiếm khuyết về kỹ năng tương tác xã hội; kỹ năng giao tiếp; và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, rập khuôn nên các em được học trong một môi trường GDHN mang lại cho các em cơ hội rèn luyện

KNTT từ đó có cơ hội giao tiếp với bạn bè và điều chỉnh hành vi phù hợp.Các em được giáo dục trong môi trường này lâu dài sẽ tiến bộ về kỹ năng xã hội, khả năng nhận thức và phát triển toàn diện.

Thông qua phiếu khảo sát chúng tôi nắm được những nhận thức về việc rèn KNTT, thiết kế và sử dụng trò chơi rèn KNTT cho trẻ TK mà GV đã vận dụng. Nhìn chung GV đều có thể tổ chức trò chơi để rèn luyện cho trẻ phát triển KNTT với nhiều hình thức khác nhau, GV gặp phải những khó khăn khác nhau khi giáo dục trẻ TK. Như vậy muốn giáo dục trẻ TK trong quá trình GDHN đạt hiệu quả cao, GV cần phải được đào tạo chuyên môn về đối tượng trẻ này. Bên cạnh đó, GV đều nhận thức rõ sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi để rèn KNTT cho trẻ TK vì đây là kỹ năng quan trọng và cần thiết để từ đó rèn và phát triển các kỹ năng khác của trẻ. GV có sử dụng các trò chơi trong quá trình GDHN cho trẻ nhưng chưa thường xuyên, tổ chức chưa phong phú và chưa rõ mục đích là rèn KNTT.

Qua quá trình khảo sát thực trạng về rèn KNTT cho trẻ TK trong quá trình GDHN ở các trường TH tại TP.HCM chúng tôi nhận thấy còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân cơ bản do nhận thức, kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ TK của GV chưa đầu tư, cơ sở vật chất chưa đồng đều, chính sách về GD trẻ khuyết tật nói chung và trẻ TK nói riêng chưa được chú trọng, chưa trang bị đầy đủ và quan tâm đúng mức. Bên cạnh những hạn chế cũng có những thuận lợi như: môi trường học tập tốt; học sinh hợp tác, hòa đồng, thân thiện; BGH quan tâm, hỗ trợ và khích lệ; GV hỗ trợ lẫn nhau và phụ huynh hợp tác,..

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC CHO TRẺ TỰ KỶ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC HÒA NHẬP

Ở TIỂU HỌC

3.1. Các nguyên tắc để thiết kế

Nhằm mục đích thiết kế trò chơi rèn luyện KNTT cho trẻ TK trong quá trình GDHN ở TH mang tính hiệu quả. Căn cứ để đề xuất dựa trên các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu.

Các trò chơi thiết kế phải hướng tới việc rèn luyện KNTTcho trẻ TK trong quá trình GDHN ở TH một cách hiệu quả phù hợp với điều kiện đặc trưng của các trường TH có chương trình GDHN.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.

Thiết kế trò chơi rèn luyện KNTTcho trẻ TK trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực tiễn trong quá trình GDHN ở TH từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của chúng.

Thiết kế trò chơi rèn luyện KNTTcho trẻ TK phải khắc phục được những điểm hạn chế, phát huy những mặt mạnh, tận dụng được khả năng nổi trội, đảm bảo tính mục tiêu, tính toàn diện, tính hệ thống và tính khả thi để trò chơi thiết kế đạt hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.

Theo quan điểm của Mác – Lê-Nin, thực tiễn là nguồn gốc, động lực, mục tiêu của nhận thức lý luận.Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng sai của lý luận tuyệt đối, tương đối.

Vì vậy các trò chơi được thiết kế phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn là rèn KNTTcho trẻ TK trong quá trình GDHN ở TH và từng địa phương.

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình thiết kế trò chơi cần xem xét tới thực tiễn và khả năng vận dụng của chúng, nhằm ứng dụng vào thực tiễn sao cho không phải là lý luận suông mà phù hợp với hiện thực.

Trên cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển GD của thế giới, của đất nước, của địa phương, điều kiện thực tế của nhà nhà trường, trò chơi phải tạo ra hiệu quả tích cực đến tình hình phát triển của quá trình dạy học trong nhà trường.

Quan trọng phải xét tới mức độ phù hợp và đặc điểm của HSTK, trò chơi thiết kế tạo ra được sự chuyển biến về chất trong hoạt động học tập, kỹ năng tương tác, giao tiếp, điều chỉnh hành vi.

Việc vận dụng trò chơi rèn luyện KNTTcho trẻ TK không quá khó khăn cho GV, dễ dàng thực hiện trong nhà trường, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội khác.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.

Thiết kế trò chơi đảm bảo nhằm đạt được mục tiêu rèn luyện KNTT cho trẻ TK đang học HN trong trường TH.Tính khả thi là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính hiệu quả khi áp dụng các trò chơi vào thực tế.

Để các trò chơi được thiết kế rèn KNTTcho trẻ TK học HN trong trường TH có tính khả thi đòi hỏi các trò chơi phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, môi trường phù hợp, năng lực của GV, cán bộ quản lý. Đặc biệt trò chơi phải phù hợp với đặc điểm của trẻ TK, tâm sinh lý trẻ TK, hoàn cảnh gia đình trẻ TK và hợp tác của phụ huynh trẻ TK

Khi thiết kế trò chơi phải chú ý đến điều kiện tổ chức thực hiện trò chơi.Cần xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi của trò chơi. Cụ thể:

- Không gian và thời gian tổ chức trò chơi - Cơ sở vật chất, tài chính để tổ chức chơi

- Người tổ chứctrò chơi cho đối tượng được chơi, đối tượng hỗ trợ - Cách thức tiến hành trò chơi, luật chơi

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.

GDTH là bậc học nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo trẻ em trở thành thế hệ tương lai của đất nước. GDHN là hỗ trợ mọi HS, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ GD với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường nơi trẻ sinh sống, chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội. GDHN là đích cần đạt tới trong chiến lược phát triển GD đặc biệt.Bên cạnh đó, lứa tuổi TH là giai đoạn đang phát triển và định hình về nhân cách. Việc giúp trẻ TK tương tác xã hội sẽ giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, điều chỉnh hành vi, hòa nhập với môi trường xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trò chơi chính là phương tiện giúp trẻ TK rèn luyện KNTT của mình.Nếu vận dụng trò chơi trong môi trường trường học, gia đình, xã hội, trẻ TK có thể tiến bộ hơn, các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt.Trên thực tế khi vận dụng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.Những trò chơi được thiết kế nếu giảm những hạn chế thì đã có hiệu quả nhất định của nó đối với việc rèn KNTT cho trẻ TK học hòa nhập ở TH.

Một phần của tài liệu Thiết kế trò chơi rèn luyện kỹ năng tương tác cho trẻ tự kỷ trong quá trình giáo dục hòa nhập ở tiểu học (Trang 65 - 72)