8. Cấu trúc nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về ảnh hưởng của việc thiết kế
hòa nhập ở Tiểu học
2.2.3.1. Nhận thức về vai trò của việc thiết kế và tổ chức trò chơi rèn kỹ năng tương tác cho trẻ tự kỷ
Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về sự cần thiết của việc thiết kế và tổ chức trò chơi rèn luyện KNTT cho trẻ TK
Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết
% 76,2 23,8 0 0
Qua kết quả điều tra cho thấy: Các giáo viên đánh giá cao vai trò của việc thiết kế và sử dụng trò chơi rèn KNTT cho trẻ TK. Với 76,2% giáo viên cho rằng việc này rất cần thiết và 23,8% giáo viên cho rằng cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng việc này bình thường và không cần thiết. Vài giáo viên chia sẻ rằng trò chơi là hoạt động kết hợp được các trẻ lại với nhau, giúp trẻ mở lòng, gần gũi với bạn. Hoạt động chơi giúp trẻ tương tác nhóm tốt từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp sẽ học tập tiến bộ hơn, một số trẻ tương tác với nhau là yếu tố quan trọng để phát triển các mối quan hệ tương tác giữa trẻ TK với trẻ bình thường, giữa trẻ với giáo viên, phát triển lên bước tương tác với người khác.
Bảng 2.8. Nhận thức của giáo viên về vai trò của trò chơi đối với việc rèn KNTT cho trẻ TK
STT Vai trò của trò chơi đối với việc rèn luyện KNTT cho trẻ TK học HN ở TH Đồng ý Không đồng ý 1 Trò chơi góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ TK tương tác bằng cử chỉ, điệu bộ 85,7% 14,3%
2 Trò chơi góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ TK tương tác qua lời nói, phát triển kỹ năng giao tiếp 100% 0%
3 Trò chơi góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ TK biết chơi với bạn, giảm xu hướng chơi một mình. 100% 0%
4
Trò chơi góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ TK tương tác nhóm, chơi cùng bạn hoặc chơi luân phiên trong 1 hoạt động chơi.
100% 0%
5 Trò chơi góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ TK tham gia vào các hoạt động vận động vừa sức tại lớp 100% 0%
6
Trò chơi góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ TK tham gia các hoạt động học tập tại lớp, tăng thời gian tập trung của trẻ
95,2% 4,8%
Ở quan điểm 2, 3, 4, 5 có 100% giáo viên đồng ý. Quan điểm 6 có 95,2% giáo viên đồng ý. Quan điểm 1 cũng được nhất trí với 85,7%. Từ kết quả trên
giáo viên đã có cách nhìn về vai trò của trò chơi đối với việc rèn luyện KNTT cho trẻ TK là tích cực và đồng bộ.
2.2.3.2. Nhận thức về ảnh hưởng của trò chơi đối với việc rèn kỹ năng tương tác cho trẻ tự kỷ.
Bảng 2.9.Quan điểm của giáo viên về ảnh hưởng của trò chơi đối với việc rèn luyện KNTT cho trẻ TK.
STT Vai trò của trò chơi đối với việc rèn luyện kỹ năng tương tác cho trẻ TK học HN ở TH Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 Trẻ TK chịu tham gia trò chơi sẽ có cơ hội giao tiếp với bạn, cải thiện về mặt tâm lý. 100% 0% 05
2 Trẻ TK tham gia trò chơi tạo cơ hội cho học sinh bình thường biết giúp đỡ, cảm thông, chia sẽ với bạn 100% 0% 0%
3
Trẻ TK tham gia trò chơi làm giáo viên vất vả hơn trong việc tổ chức và kích thích trẻ tham gia (trẻ chịu tương tác với bạn)
57,1% 19% 23,8%
4
Trẻ TK tham gia trò chơi làm mất thời gian của giáo viên và học sinh bình thường ảnh hưởng đến việc giáo viên quan tâm và dạy học sinh bình thường.
19% 19% 61,9%
5
Thông qua việc tham gia trò chơi, giáo viên nắm bắt được tâm lý trẻ TK và có biện pháp kịp thời giúp trẻ tương tác với học sinh bình thường và ngược lại
100% 0% 0%
6 Tham gia trò chơi tạo sự tương tác giữa GV và trẻ TK với HS bình thường. 100% 0% 0%
7
Khi trẻ TK tham gia trò chơi giúp GV có nhiều kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng tương tác thông qua việc tổ chức trò chơi, làm tăng hiệu quả của trò chơi.
90,5% 9,5% 0% Qua bảng số liệu trên, đa số các quan điểm đưa ra đều được GV đồng ý ở mức độ cao. Quan điểm 1, 2, 5, 6 được 100% GV đồng ý. Quan điểm 3, 4 GV có cách nhìn chưa đồng bộ, đến 19% GV còn phân vân. Hơn nữa GV thấy vất vả trong việc tổ chức trò chơi cho trẻ TK tham gia. Đến 61,9% GV không đồng ý rằng trẻ tham gia trò chơi làm mất thời gian của GV và HS bình thường ảnh
hưởng đến việc giảng dạy. Đây là điều kiện thuận lợi để GV tổ chức trò chơi rèn KNTT cho trẻ TK tham gia cùng với trẻ bình thường.